Truy tìm dấu tích loài cá mập cổ “cắn phát nát ô tô“
Theo dõi báo trên
Ngược dòng lịch sử và kinh ngạc trước loài cá cổ được mệnh danh là "ông tổ" của cá mập trắng.
Nhắc tới bộ phim "Hàm cá mập ", chúng ta không thể quên hình ảnh đáng sợ của những chú cá mập trắng với hàm răng sắc nhọn và bản tính hung dữ, sẵn sàng tấn công và kết liễu sinh mạng con người chỉ trong nháy mắt. Nhưng sau cùng, ta nhận ra tất cả chúng đều chỉ xuất hiện trên màn ảnh mà thôi.
Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không nghĩ vậy. Thực tế cho thấy, hình ảnh những chú cá mập trắng trên phim không "thấm tháp" gì nếu "ông tổ" của loài cá này nếu còn sống sót. Đó là loài cá cổ được mệnh danh là sinh vật biển đáng sợ nhất từng xuất hiện trên Trái đất...
Megalodon - cái tên nói lên tất cả
Cá mập Megalodon là sinh vật biển phổ biến trong khoảng 16 triệu năm về trước. Chúng ưa nước ấm, sống tại hầu khắp mọi đại dương trên thế giới và chính thức biến mất sau cuộc tuyệt chủng Pleistocene.
Trong thế kỷ XX, nhiều hóa thạch còn sót lại của Megalodon được tìm thấy, chứng minh chúng chính là tổ tiên của loài cá mập trắng ngày nay.
Thực ra, Megalodon là một cụm từ xuất phát trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là răng lớn. Và cái tên ấy là quá đủ để nói lên những đặc điểm sơ bộ của loài cá này.
Bộ hàm không thể to hơn của loài cá mập này
Dựa trên những hóa thạch thu thập được, các nhà khảo cổ học phác họa ra chân dung cá mập Megalodon như sau: chúng dài khoảng 20m, nặng hơn 100 tấn.
Hàm răng của Megalodon cực lớn gồm hàng trăm răng "nhỏ", mỗi răng cao tới 17cm. Chỉ từng đó thôi cũng đủ khiến rất nhiều người bắt đầu cảm thấy sợ hãi sinh vật này.
Một sát thủ "độc cô cầu bại"
Sợ hãi Megalodon cũng phải thôi, bởi đơn giản vào thời điểm chúng sống, loài cá mập này không có thiên địch tự nhiên. Thức ăn của chúng kể ra sẽ khiến không ít người choáng váng: cá voi, cá nhà táng, bạch tuộc, thủy quái Predator X, hải cẩu, cá heo thậm chí chim, thằn lằn bay...
Đến cá voi xanh khổng lồ gặp Megalodon cũng phải "mất điện"
Vì sao cá mập Megalodon đáng sợ tới vậy? Đó là bởi cấu tạo cơ thể chúng quá hoàn hảo cho một sát thủ thật sự trong giới động vật. Đầu tiên là cấu tạo hàm cực khỏe với gần 300 chiếc răng sắc nhọn. Theo ước tính, bộ hàm của Megalodon có thể nuốt trọn 6 người lớn trưởng thành.
Đặc biệt lực cắn của loài cá cổ này khoảng 108.514 - 182.201N, tương đương 11 - 18 tấn. Như vậy, chỉ với một nhát cắn, Megalodon thừa sức cắn nát một chiếc ô tô thông thường. Hoặc nếu Megalodon đọ sức với cá voi tiền sử, chúng có thể khiến hộp sọ của loài này bị nghiền nát như một quả nho trong tích tắc.
Chưa hết, mặc dù có cân nặng khoảng 100 tấn nhưng tốc độ bơi của Megalodon lên tới 70km/h. Kết luận này được đưa ra dựa trên khảo sát và nghiên cứu hóa thạch xương đuôi của loài cá cổ này. Điều đó cũng có nghĩa, Megalodon còn bơi nhanh hơn của siêu tàu RMS Titanic (tốc độ tối đa chỉ khoảng 42km/h).
Cuối cùng là khả năng mà có lẽ ít ai ngờ tới nhất. Theo các nhà khoa học, cá mập Megalodon có thể nhảy lên khỏi mặt nước để săn các loài chim hay thằn lằn. Chúng thường cắn vào đuôi của con mồi rồi thả ra, chờ nạn nhân xấu số mất máu rồi mới ăn thịt.
Ngoài những khả năng được tạo hóa ban tặng, cá mập Megalodon còn là kẻ săn mồi vô cùng thông minh. Khám nghiệm hóa thạch những con mồi từng bị loài cá cổ này tấn công cho thấy: với mỗi nạn nhân, Megalodon lại có cách tấn công khác nhau.
Chẳng hạn, nếu săn cá voi khổng lồ, Megalodon sẽ tìm cách cắn vào vây hoặc đuôi. Với một vết cắn của chúng, con mồi gần như sẽ bất động và không thể di chuyển gì.
Còn nếu con mồi không quá lớn, cá mập Megalodon sẽ tấn công vào thân dưới hoặc phổi để khiến con mồi chết mà không có cách chống cự hay thoát thân.
Sự biến mất bí ẩn
Tuy nhiên, loài cá sát thủ khổng lồ này cũng không thoát được quy luật của tự nhiên. Cách đây khoảng 1,5 triệu năm, trên bề mặt Trái đất bắt đầu có nhiều thay đổi lớn, các đại dương bắt đầu lạnh đi và không còn ấm như trước.
Điều này khiến Megalodon không kịp thay đổi và thích nghi. Đó cũng là thời điểm loài này bị tuyệt chủng và biến mất khỏi Trái đất.
Dẫu vậy, ngày nay rất nhiều chuyên gia vẫn tin rằng, Megalodon còn tồn tại và chỉ ẩn nấp ở rất sâu dưới đáy đại dương. Chưa một ai chứng minh được điều đó, nhưng dường như ai cũng muốn tin. Thực hư câu chuyện bí ấn này vẫn luôn chờ đợi con người tìm ra lời giải đáp...
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 13/12 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
GD&TĐ - Trang Bolo.com (Indonesia) tiết lộ thầy trò Kim Sang-sik vừa tổ chức cuộc họp khẩn để bàn đối sách đấu tuyển Indonesia ở bảng B ASEAN Cup 2024.
GD&TĐ -Belarus mới đây tiết lộ, Nga đã chuyển giao một lô hệ thống phòng không Tor-M2K mới, sẽ được triển khai dọc theo biên giới phía tây của đất nước.
GD&TĐ - Các đơn vị đang lấy ý kiến, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ di dời các hộ dân tại 3 chung cư xuống cấp ở Đà Nẵng, trình UBND TP phê duyệt.
GD&TĐ - UBND TP Hà Nội sẽ thực hiện xây dựng 18 cầu vượt sông Hồng. Thành phố đã đầu tư xây dựng 8 cầu và cải tạo cầu Long Biên, tiếp tục xây thêm 9 cầu.