Truy bắt phạm nhân trốn trại giam Bộ Công an

GD&TĐ - Một phạm nhân đang thụ án tại Trại giam Thanh Lâm (Bộ Công an) đã bỏ trốn khi đang lao động.

Phạm nhân Dương Hữu Duy.
Phạm nhân Dương Hữu Duy.

Ngày 1/4, đại diện lãnh đạo Công an xã Thanh Hòa (Như Xuân) xác nhận, đơn vị đang phối hợp với Trại giam Thanh Lâm (Bộ Công an) truy tìm phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam đóng trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Trước đó, trong sáng ngày 1/4, khi đang lao động, phạm nhân Dương Hữu Duy (SN 1995, ngụ xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), là phạm nhân đang thụ án tù giam tại phân trại số 4 (đóng trên địa bàn thôn Tân Hòa, xã Thanh Hòa) đã bỏ trốn. Phạm nhân Dương Hữu Duy đang thụ án tù tại Trại giam Thanh Lâm do tội “cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trại giam Thanh Lâm đã thông báo đến các đơn vị, phối hợp tổ chức truy tìm phạm nhân. Khi trốn trại, phạm nhân mặc áo khoác màu đen, quần đen.

Lực lượng công an nhận định, phạm nhân Duy chưa thể đi xa khu vực bỏ trốn. Do đó, cơ quan công an địa phương đề nghị người dân nâng cao cảnh giác; nếu phát hiện đối tượng, cần báo ngay cho lực lượng công an gần nhất để kịp thời bắt giữ.

Hiện, lực lượng công an vẫn đang khẩn trương triển khai phương án truy tìm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

215 học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Phú Thọ đồng diễn ngày hội toàn thắng. Ảnh: HK.

Vun bồi lòng yêu nước cho trò

GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn TPHCM tổ chức nhiều chương trình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc.

Gia đình cần chủ động hỗ trợ con tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: ITN

Căng thẳng tâm lý ở học sinh

GD&TĐ - Học sinh đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực từ đạt điểm cao đến xử lý thông tin đa chiều trên mạng xã hội...

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.