Trường Tiểu học Quảng Lâm: 'Ngôi nhà' thứ 2 của con em vùng cao

GD&TĐ - Trong muôn vàn khó khăn, song tập thể trường PTDT BT Tiểu học Quảng Lâm luôn nỗ lực "biến" trường thành “ngôi nhà” thứ 2 của con em vùng cao.

Học sinh toàn trường trong buổi chào cờ đầu tuần.
Học sinh toàn trường trong buổi chào cờ đầu tuần.

Khó khăn chất chồng...

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Quảng Lâm (PTDT BT) được thành lập tháng 8/2002. Trường được tách ra từ Trường Tiểu học Mường Toong (tháng 5/2006) và đổi tên thành trường Tiểu học Quảng Lâm. Trường được đặt tại bản Trạm Púng, xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Nơi đây, đời sống kinh tế – xã hội của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đa số người dân là đồng bào thiểu số với trên 90% là dân tộc Mông. Họ sống dựa chủ yếu bằng nghề làm nương, thu nhập thấp, kém phát triển.

Học sinh nhà trường đa số là con em đồng bào nghèo theo học.

Học sinh nhà trường đa số là con em đồng bào nghèo theo học.

Không những thế, nhà trường cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đáng phải kể đến là việc thiếu cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình học tập như: phòng học chật chội, tại điểm trung tâm còn nhiều phòng học tạm, không có phòng học chuyên, môi trường học tập không đảm bảo tiêu chuẩn, bàn ghế vẫn còn thiếu, giáo cụ... Điều này ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

Ngoài thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường còn phải đối mặt với sự thiếu thốn về giáo viên. Đây cũng là vấn đề nhức nhối gây áp lực cho giáo viên, đồng thời làm giảm chất lượng giảng dạy.

Cơ sở vật chất của nhà trường còn tạm bợ.

Cơ sở vật chất của nhà trường còn tạm bợ.

Học sinh tại đây có điều kiện kinh tế gia đình thấp, dẫn đến việc không theo kịp chương trình học, thiếu sách vở, dụng cụ học tập cần thiết hoặc phải bỏ học giữa chừng để lao động phụ giúp gia đình.

Ngoài ra, vì là học sinh vùng cao, có văn hóa và truyền thống riêng, nên nhiều gia đình không coi trọng giáo dục hoặc không hiểu rõ tầm quan trọng của việc học hành, giao phó tất cả cho thầy cô. Điều đó gây ra sự thiếu hứng thú của học sinh, các em không tiếp nhận được động lực để học tốt và phát huy năng lực của bản thân.

Ở đây, thầy trò nhà trường đều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, công nghệ do: Mạng lưới thông tin và công nghệ không phát triển, đặc biệt là máy tính phục vụ cho giảng dạy, gây khó khăn trong việc tiếp cận nhiều nguồn tài liệu học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, học tập đối với giáo viên và học sinh.

Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng các thầy cô vẫn ra sức giảng dạy và học tập một cách tích cực.

Nhiều điểm trường lẻ còn thiếu cơ sở vật chất.

Nhiều điểm trường lẻ còn thiếu cơ sở vật chất.

Gỡ khó đi lên...

Trường PTDT BT Tiểu học Quảng Lâm hiện phụ trách công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ địa bàn toàn xã, với 6 điểm trường nên có nhiều khó khăn trong công tác quản lí, điều hành các hoạt động quản lí, giáo dục.

Năm học 2022 -2023, trường có 30 lớp với 654 học sinh, là con em của đồng bào Mông, Kháng, Dao, Thái, Kinh. Trường có 43 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó: 3 cán bộ quản lý, 33 giáo viên và 7 nhân viên. Số giáo viên có trình độ đạt chuẩn là 26, chiếm 61,9%; trên chuẩn là 16, đạt 38,1%. Trường có 4 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng cùng các đoàn thể.

Một buổi sinh hoạt chuyên môn của tập thể sư phạm nhà trường.

Một buổi sinh hoạt chuyên môn của tập thể sư phạm nhà trường.

Trong điều kiện của một xã miền núi còn nhiều khó khăn, song tập thể sư phạm nhà trường đã luôn nỗ lực gỡ khó để linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành.

Có thể kể đến như việc nhà trường luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhân dân, phụ huynh nơi công tác và nơi cư trú. Thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, cơ quan đơn vị trên địa bàn tổ chức nhiều buổi gặp mặt, hoạt động giao lưu nhằm giáo dục truyền thống quê hương đất nước, truyền thống nhà trường cho cán bộ giáo viên (CBGV) và học sinh. Thông qua đó CBGV và học sinh càng thêm yêu mến mái trường. Từ đó tiếp thêm nghị lực để phấn đấu vươn lên trong công tác.

Các thầy cô, CBGV nhà trường qua các thế hệ đến từ nhiều quê hương, vùng miền khác nhau với nhiều trình độ chuyên môn được đào tạo khác nhau. Nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ hết lòng vì học sinh thân yêu, các thầy, cô đã gắn bó với nghề, coi địa phương nơi công tác là quê hương thứ hai, xem học sinh như con em ruột thịt của mình. Các thầy cô đã xây dựng một mái trường sư phạm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, thân thiện một môi trường công tác tích cực cùng nhau khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Một buổi học Tin học của học sinh.

Một buổi học Tin học của học sinh.

Với vị trí địa lý là khu vực nghèo và ít phát triển, trường PTDT BT Tiểu học Quảng Lâm đã trở thành một ngôi nhà thứ 2 cho các em học sinh bán trú. Điều đáng chú ý là, tại đây các em học sinh không chỉ được học hành mà còn được rèn luyện những kỹ năng mềm như: Sự đoàn kết, tinh thần cộng đồng. Qua đó, giúp rèn luyện cho kĩ năng sống để các em phát triển toàn diện.

Là một trường tại vùng đặc biệt khó khăn nhưng một số học sinh đã có ý thức học tập tốt, bởi các em hiểu rằng giáo dục là “chìa khóa” mở ra một tương lai tốt đẹp hơn và giúp cải thiện đời sống gia đình.

Giáo viên trong nhà trường đều là giáo viên trẻ, khỏe có năng lượng và sáng tạo cao trong công tác giảng dạy. Điều đó giúp cho các thầy cô cải thiện kỹ năng giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học.

Những năm trở lại đây nhà trường nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ cộng đồng, nhà nước và các tổ chức, đoàn thể nhằm cải thiện cơ sở vật chất cũng như điều kiện học tập cho học sinh.

Học sinh ở điểm trường chính sinh hoạt đầu tuần.

Học sinh ở điểm trường chính sinh hoạt đầu tuần.

Tinh thần đoàn kết: Học sinh và giáo viên tại trường rất gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và đoàn kết, đảm bảo việc giáo dục diễn ra hiệu quả.

Qua nhiều năm nỗ lực vượt khó, nhà trường đã “gặt hái” được nhiều thành công trong sự nghiệp “trồng người”. Có thể kể đến như: Năm học 2022 – 2023, trường tham gia các Hội thi do Phòng GD&ĐT tổ chức và đạt được các thành tích như sau: Tại Hội thi Giai điệu tuổi hồng huyện Mường Nhé lần thứ III, đạt giải 3 toàn đoàn; Hội thi Giáo viên giỏi cấp huyện đạt giải Khuyến khích toàn đoàn; Hội thao truyền thống ngành đạt giải Nhì toàn đoàn.

Hay như Hội thi giáo viên giỏi các cấp, có 1 cá nhân được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 8 cấp huyện và 7 cấp trường.

Trong công tác thi đua khen thưởng, nhà trường nhiều năm liền được UBND tỉnh công nhận Tập thể Lao động xuất sắc, được UBND huyện tặng giấy khen. Trong đó có nhiều cá nhân được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 2 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen; 1 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, nhiều cá nhân được Giám đốc sở GD&ĐT và UBND huyện tặng giấy khen.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...