Trường THPT Định Hóa bắt nhịp đổi mới, phát huy hiệu quả giáo dục

GD&TĐ - Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả giáo dục, thời gian qua trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) tích cực bắt nhịp đổi mới trong dạy học.

Tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên)
Tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên)

Chủ động, trách nhiệm

Xác định đổi mới dạy học là nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm, trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) đã triển khai những phương thức, cách làm phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Tinh thần này được cụ thể hóa đến các tổ bộ môn và lan tỏa đến từng cán bộ, giáo viên.

Đối với Tổ Ngữ Văn, việc trao đổi chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để tìm ra hướng dạy phù hợp, tối ưu được tiến hành thường xuyên hằng tuần, hằng ngày. Các hoạt động dạy học theo chuyên đề vừa giúp giáo viên tìm tòi đào sâu, vừa là dịp để khuyến khích sự chủ động sáng tạo cho học sinh.

truong-thpt-dinh-hoa-1.jpg
Tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên)

“Dù đã lựa chọn một bộ sách để dạy, nhưng chúng tôi vẫn quan tâm tới các bộ sách khác bởi cùng một chủ đề, nội dung thì mỗi bộ sách lại có cách kiến giải, trình bày riêng, tạo nên sự phong phú, phù hợp với đối tượng” - cô giáo Tổ trưởng Nguyễn Mai Huyên chia sẻ.

Không dừng lại ở việc tự trao đổi chuyên môn trong trường, các thầy cô còn tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi với các trường bạn, nhờ đó trau dồi thêm kĩ năng nghiệp vụ, sáng tạo hơn trong phương pháp, đổi mới hơn trong cách tiếp cận các vấn đề.

Nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, Tổ còn tham mưu cho Nhà trường mời chuyên viên phụ trách bộ môn của Sở GD&ĐT, giáo viên trường THPT Chuyên tỉnh Thái nguyên đến trực tiếp trao đổi chuyên môn, hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng. Nhờ đó, năng lực đọc hiểu, viết đoạn, nhận diện dạng bài của các em được nâng cao.

truong-thpt-dinh-hoa-2.jpg
Một hoạt động chuyên đề của CLB Văn học

Nhờ những nỗ lực đó, việc dạy học của bộ môn có thêm những kết quả tích cực. Giáo viên định hướng, gợi mở vấn đề, học sinh sẽ là người tìm tòi, giải đáp. Từ đó, việc dạy học đi sâu vào bản chất để học sinh nắm bắt, phát huy được tư duy của mình. Khi việc phụ thuộc vào “văn mẫu” được giải quyết, cách kiểm tra đánh giá học sinh cũng sẽ thay đổi.

Trao đổi về điều này, các thầy cô giáo trong Tổ Ngữ Văn chia sẻ: Chương trình GDPT mới có nhiều yếu tố tích cực, trong đó đặc biệt là tăng cường phát triển năng lực người học, phát huy khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Chúng tôi đón nhận chương trình mới với tâm thế hào hứng, thoải mái, chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng, song cũng không kém phần “áp lực”, bởi để tạo ra những học sinh có năng lực thì bản thân giáo viên phải có năng lực, có sự thay đổi cách tiếp cận và phương pháp.

Linh hoạt trong tổ chức hoạt động

Đối với Tổ Ngoại ngữ, những đổi mới trong dạy học bộ môn đã đem đến một tinh thần hứng khởi của sáng tạo. Tổ thường xuyên thực hiện các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, các buổi ngoại khóa, đặc biệt còn mời chuyên gia đến trực tiếp tập huấn về cách thức tiếp cận sách giáo khoa theo chương trình mới.

“Chuyển đổi sang chương trình 2018 đòi hỏi giáo viên phải có sự linh hoạt trong cách tổ chức lớp học và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để đáp ứng yêu cầu mới, từ đó giúp học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy một cách toàn diện” - cô giáo Tổ trưởng Bùi Thương Huyền nhấn mạnh.

Theo đó, giáo viên sử dụng các hoạt động nhóm, thảo luận, thực hành để tăng cường sự tham gia của học sinh. Việc tận dụng các công cụ, ứng dụng công nghệ như bài giảng trực tuyến, video, phần mềm học tiếng Anh để tạo môi trường học tập phong phú, hấp dẫn hơn được đẩy mạnh.

truong-thpt-dinh-hoa-3.jpg
Chương trình ngoại khóa Tiếng Anh

Nhờ vậy, việc dạy học tập trung hướng đến việc phát triển các năng lực như giao tiếp, phản biện, giải quyết vấn đề, tự học. Phương pháp giảng dạy chú trọng vào việc giúp học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế. Phương pháp đánh giá chuyển sang hình thức đánh giá liên tục, bao gồm cả quá trình học tập, sự tiến bộ của học sinh, mức độ tham gia vào các hoạt động.

Bên cạnh sự đổi mới mạnh mẽ ở các Tổ bộ môn, mô hình hoạt động các Câu lạc bộ học tập của Nhà trường cũng đem lại nhiều hiệu quả đáng mừng. Nhờ môi trường sinh hoạt CLB, nhiều học sinh có năng khiếu, đam mê được phát hiện, khích lệ và bồi dưỡng.

Sau khi được tham gia CLB Văn học, nhiều học sinh của Nhà trường đã sáng tác được những tác phẩm giàu cảm xúc, có sáng tạo riêng. Đặc biệt, trong đó đã có học sinh được đăng tác phẩm thơ trên tạp chí chuyên ngành văn học nghệ thuật.

Các thành viên CLB STEM cũng hoạt động vô cùng sôi nổi, hào hứng, gợi mở ra nhiều ý tưởng. Sau những sự tìm tòi nghiên cứu, các em đã tạo được sản phẩm mang ý nghĩa giá trị thiết thực, khi tự trồng và chăm sóc cây xả, chiết xuất thủ công tạo thành tinh dầu xả tự nhiên.

Với cách thức hoạt động sáng tạo, nội dung lí thú, các CLB đang ngày càng thu hút đông đảo học sinh tham gia, trở thành nơi tạo cảm hứng và nâng bước cho các em trong học tập, đóng góp vào công tác đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.

Cảm nhận được tinh thần bắt nhịp đổi mới trong từng cán bộ giáo viên bằng những hoạt động chuyên môn ngày càng chất lượng và sáng tạo, chúng tôi rất vui mừng khi Nhà trường đang làm tốt việc thực hiện chương trình mới, tiếp tục nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả giáo dục

Cô giáo Nông Thị Hảo, Hiệu trưởng Nhà trường

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.