Trường Quốc tế - ĐHQGHN công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2023

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trường Quốc tế - ĐHQGHN đã công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào (xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023) là 20 điểm.

Năm 2023, Trường Quốc tế công bố điểm sàn các ngành học là 20 điểm, theo mức điểm sàn chuẩn của ĐHQGHN. (Ảnh: VNUIS)
Năm 2023, Trường Quốc tế công bố điểm sàn các ngành học là 20 điểm, theo mức điểm sàn chuẩn của ĐHQGHN. (Ảnh: VNUIS)

Năm 2023, để đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã công bố điểm sàn từ 20 điểm. Căn cứ theo tiêu chuẩn này, các đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo điểm sàn theo ngành/nhóm ngành đào tạo.

Ngưỡng điểm là tổng điểm 3 môn xét tuyển, chưa nhân hệ số và đã bao gồm điểm ưu tiên. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường cần có điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ đạt tối thiểu 6 điểm (trừ đối tượng được miễn thi môn này).

Các chương trình đào tạo Trường Quốc tế - ĐHQGHN đều được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên cơ sở của các trường đại học lớn trên thế giới. Đặc biệt, toàn bộ chương trình đào tạo của trường đều được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, với tỷ lệ 25% - 30% giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy.

Trường Quốc tế - ĐHQGHN đã có thế mạnh đào tạo các ngành Công nghệ - Kỹ thuật, tiêu biểu là 3 ngành Kỹ sư tự động hóa và tin học (AAI), Hệ thống thông tin quản lý (MIS) và Tin học kỹ thuật máy tính (ICE). Các thí sinh có phân khúc điểm 21-24 có cơ hội trúng tuyển các ngành học này tương đối cao.

Một điểm đáng chú ý là trường luôn đặt chất lượng đào tạo và tương tác giữa sinh viên - doanh nghiệp lên hàng đầu. Chính vì vậy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của trường lên tới 97%, tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp là 69%. Điều này cho thấy các ngành học tại trường được đánh giá cao và học sinh ngay khi còn ngồi tại giảng đường đại học và sau khi tốt nghiệp có cơ hội có việc làm ổn định, phát triển nghề nghiệp tốt trong tương lai.

Các Workshop định hướng nghề nghiệp chuyên sâu với các diễn giả đến từ các doanh nghiệp, tổ chức uy tín trong lĩnh vực là hoạt động thường xuyên của Trường. (Ảnh: VNUIS)

Các Workshop định hướng nghề nghiệp chuyên sâu với các diễn giả đến từ các doanh nghiệp, tổ chức uy tín trong lĩnh vực là hoạt động thường xuyên của Trường. (Ảnh: VNUIS)

Năm 2023, Trường Quốc tế - ĐHQGHN lấy chỉ tiêu 1400 học sinh cho 12 ngành đào tạo của trường với 5 hình thức xét tuyển, trong đó hình thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 vẫn chiếm hơn 60% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Dưới đây là bảng thông tin tuyển sinh của Trường Quốc tế - ĐHQGHN, gồm các ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023, tổ hợp môn xét tuyển và điểm trúng tuyển vào trường năm 2022.

Stt

Ngành đào tạo

Mã xét tuyển

Chỉ tiêu tuyển sinh 2023

Tổ hợp

xét tuyển 1

Tổ hợp

xét tuyển 2

Tổ hợp

xét tuyển 3

Tổ hợp

xét tuyển 4

Điểm chuẩn 2022

Tổ hợp

Môn chính

Tổ hợp

Môn chính

Tổ hợp

Môn chính

Tổ hợp

Môn chính

1

Kinh doanh quốc tế

QHQ01

260

A00

Không áp dụng môn chính

A01

Tiếng Anh

D01

D03

D06

Ngoại ngữ

D96

D97

DD0

Ngoại ngữ

24

2

Kế toán, Phân tích và Kiểm toán

QHQ02

180

22.5

3

Hệ thống thông tin quản lý

QHQ03

100

22.5

4

Marketing

QHQ06

100

23

5

Quản lý

QHQ07

60

21.5

6

Tin học và Kỹ thuật máy tính

QHQ04

100

A00

Toán

A01

Toán

D01

D03

D06

Toán

D07D23D24

Toán

22.5

7

Phân tích dữ liệu kinh doanh

QHQ05

110

23.5

8

Tự động hóa và Tin học

QHQ08

100

22

9

Công nghệ thông tin ứng dụng

QHQ10

100

20

10

Công nghệ tài chính và kinh doanh số

QHQ11

110

20

11

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

QHQ12

80

20

12

Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh - CNTT)

QHQ09

100

A01

Tiếng Anh

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

D90

Tiếng Anh

24

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ