Trường học Lào Cai ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong dạy học thông minh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Học sinh được trải nghiệm bài học một cách chân thực, sinh động và hấp dẫn qua tiết ứng dụng công nghệ thực tế ảo của Trường THCS Lê Hồng Phong.

Tiết học ứng dụng công nghệ thực tế ảo của cô trò trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Lào Cai.
Tiết học ứng dụng công nghệ thực tế ảo của cô trò trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Lào Cai.

Tiết học ứng dụng thực tế ảo môn Khoa học tự nhiên được cô Hồ Thị Thu Hà, giáo viên tổ Sinh – Hóa – Địa – Ngoại ngữ của trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Lào Cai tổ chức tại lớp 7A1.

Tiết học được kết nối giữa 3 trường với hơn 200 học sinh tham gia.

Tiết học được kết nối giữa 3 trường với hơn 200 học sinh tham gia.

Tiết học được kết nối với 2 trường: THCS Toòng Bạt (Ba Vì, Hà Nội), THCS Nấm Lư (Mường Khương, Lào Cai). Tham dự tiết học có Ban giám hiệu, giáo viên trong tổ chuyên môn và bộ môn khác cùng 215 học sinh lớp 7 của 3 nhà trường.

Hình ảnh trực quan về cá sấu được đưa vào giảng dạy.

Hình ảnh trực quan về cá sấu được đưa vào giảng dạy.

Thầy Bùi Hồng Sinh, Phó hiệu trưởng trường THCS Lê Hồng Phong cho biết: “Công nghệ thực tế ảo có thể mô phỏng được thế giới thực. Thay vì chỉ ngồi nghe giảng thì ngay trong tiết học, các em được nhìn thấy những con vật và tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, tập tính của chúng".

Ngoài ra, các em được tham gia vào hoạt động tương tác trực quan mà trong thực tế chưa được đến gần. Qua đó, học sinh được trải nghiệm bài học một cách chân thực, sinh động và hấp dẫn hơn nhiều so với việc phải tưởng tượng hoặc tìm hiểu thông qua sách vở, internet.

Học sinh được trải nghiệm tìm hiểu về cá sấu trong tiết học.

Học sinh được trải nghiệm tìm hiểu về cá sấu trong tiết học.

Cô Hồ Thị Thu Hà, giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong chia sẻ: “Mặc dù 3 lớp học cách xa nhau nhưng khoảng cách địa lý đã được rút ngắn lại thông qua tiết học kết nối. Ở đó, các em cùng nhau học chung một bài học, tại cùng thời điểm. Các em rất hứng thú, chủ động, tích cực chia sẻ kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập. Đặc biệt hơn là các em được làm quen với phần mềm thực tế ảo”.

Tiết học kết nối của THCS Lê Hồng Phong với 2 trường được tổ chức thành công đã khẳng định rõ thế mạnh của việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm thực tế ảo trong tổ chức dạy học theo mô hình 3-2-1 mà thành phố Lào Cai đang hướng tới.

Giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong thảo luận sau tiết dạy.

Giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong thảo luận sau tiết dạy.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa công nghệ thực tế ảo vào giảng dạy. Giao chỉ tiêu mỗi thầy cô giáo có sử dụng thực tế ảo vào dạy học ít nhất 2 tiết/kỳ. Cả trường đảm bảo tối thiểu 150 tiết/năm" – thầy Bùi Hồng Sinh chia sẻ.

Cùng với đó, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quản trị và dạy học. Xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy - học, kiểm tra, đánh giá. Phát triển kho học liệu số dùng chung cho nhà trường và có liên kết với kho học liệu của ngành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.