Trường ĐH Vinh bồi dưỡng gần 250 giáo viên cốt cán bậc THPT

GD&TĐ - Ngày 22/10, Trường ĐH Vinh tổ chức khai mạc bồi dưỡng cho gần 250 giáo viên THPT cốt cán của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về triển khai Chương trình phổ thông 2018.

Khai mạc Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán đợt 1 năm 2020
Khai mạc Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán đợt 1 năm 2020

Đây là khóa bồi dưỡng mô đun 2, đợt 1 năm 2020, trong khuôn khổ chương trình ETEP về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán năm 2020.

Đối tượng tham gia gồm gần 250 giáo viên THPT cốt cán của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ông Đào Công Lợi - Phó GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại lễ khai giảng khóa bồi dưỡng
Ông Đào Công Lợi - Phó GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại lễ khai giảng khóa bồi dưỡng

Tại lễ khai mạc, TS. Trần Bá Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho biết, mục tiêu chương trình bồi dưỡng lần này nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên phổ thông cốt cán về chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời hỗ trợ giáo viên cốt cán triển khai bồi dưỡng đại trà thực hiện tốt chương trình mới. Cụ thể với mô đun 2 sẽ hướng dẫn giáo viên sử dụng phương pháp dyaj học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT.

Chuẩn bị cho đợt bồi dưỡng này, Trường ĐH Vinh cũng đã cử giảng viên chủ chốt, có thực tiễn giáo dục phổ thông và kinh nghiệm sư phạm, bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Qua đó, hướng dẫn, hỗ trợ bồi dưỡng GV đại trà hoàn thành các mô đun bồi dưỡng đúng quy trình, tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Gần 250 giáo viên cốt cán THPT 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia bồi dưỡng
Gần 250 giáo viên cốt cán THPT 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia bồi dưỡng

Tại buổi lễ, ông Đào Công Lợi – Phó GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An cũng nhấn mạnh: Chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới đã triển khai đối với lớp 1 gần 2 tháng. Trong thời gian đó, dư luận xã hội có nhiều ý kiến góp ý, trao đổi. Tuy nhiên, nhìn chung đối với khu vực Thanh – Nghệ - Tĩnh, các giáo viên đã chủ động nhập cuộc, linh hoạt dạy học. Có được điều này là nhờ công tác bồi dưỡng, tập huấn trước đó được thực hiện kỹ càng, bài bản.

Đợt bồi dưỡng mô đun 2 này, thay mặt cho Sở GD&ĐT 3 tỉnh, ông Đào Công Lợi mong muốn các giáo viên phát huy tinh thần trách nhiệm, nghề nghiệp để tiếp thu các nội dung tập huấn.

Trong thời gian bồi dưỡng trực tiếp, nếu có vấn đề cần trao đổi thì tích cực tương tác, chia sẻ để đạt hiệu quả tốt nhất.

TS. Tăng Thị Thanh Sang - GĐ Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm (Trường ĐH Vinh) thông báo cho học viên về nội dung đợt bồi dưỡng.
TS. Tăng Thị Thanh Sang - GĐ Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm (Trường ĐH Vinh) thông báo cho học viên về nội dung đợt bồi dưỡng.

Đội ngũ giáo viên cốt cán có vai trò đặc biệt quan trọng, sẽ là người phụ trách tập huấn cho giáo viên đại trà cũng như là đầu tàu trong triển khai chương trình phổ thông 2018 tại các nhà trường.

Thời gian bồi dưỡng theo kế hoạch diễn ra từ ngày 22-24/10. Trước đó, các giáo viên đã được bồi dưỡng trực tuyến trên hệ thống LMS. Sau khi hoàn thành bồi dưỡng trực tiếp, từ ngày 2-31/10 học viên tiếp tục tự hoàn thành các yêu cầu bồi dưỡng trên hệ thống LMS với sự hỗ trợ của giảng viên chủ chốt.

Hiện Trường Đại học Vinh đã hỗ trợ bồi dưỡng gần 20.000 giáo viên phổ thông đại trà trên hệ thống LMS, trong đó có gần 3.000 giáo viên đã hoàn thành mô đun 1.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.