Bồi dưỡng giáo viên đóng vai trò quan trọng triển khai CTGDPT 2018

GD&TĐ - Ngày 15/10, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến với các Sở GD&ĐT về bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình GDPT 2018. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị.

Hội nghị thực hiện Kế hoạch số 41/KH-BGDĐT ngày 22/1/2020 về Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở  giáo dục phổ thông, giảng viên sư phạm, giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt năm 2020 (trong khuôn khổ các dự án ODA), 

Cùng tham dự có lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục trực thuộc Bộ, Ban Quản lý Chương trình ETEP, Ban Quản lý Dự  án RGEP; Đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách bồi dưỡng GV phổ thông, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông của Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố, Sở GD&ĐT; Đại diện lãnh đạo, cán bộ phụ trách bồi dưỡng GV phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở GDPT của 7 trường ĐH Sư phạm và Học viện Quản lý Giáo dục tham gia Chương trình ETEP.

Nhiều thành tựu trong bồi dưỡng GV

Báo cáo tình hình bồi dưỡng GV phổ thông và CBQL cơ sở GDPT cốt cán của Bộ GD&ĐT nêu: Trong năm 2019, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành Bồi dưỡng Mô đun 1 cho đội ngũ giáo viên phổ thông cốt cán (GVPTCC) và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán (CBQLCSGDPT CC).

Bồi dưỡng Mô đun 1 “Hướng dẫn thực hiện CTGDPT 2018” cho 28.808 GVPTCC. Trong đó 26.210 học viên hoàn thành bồi dưỡng mô đun 1 (91%).  Bồi dưỡng Mô đun 1 về “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường Tiểu học/THCS/THPT” cho 4062 CBQLCSGDPT CC (98%). Trong đó, 3.967 học viên hoàn thành bồi dưỡng mô đun 1, đạt 97,75.

Kết quả trả lời phiếu khảo sát thực tuyến cho thấy từ 90-98% GV&CBQLCSGDPTCC hài lòng với mô đun bồi dưỡng ở các khía cạnh như mục tiêu, nội dung mô đun bồi dưỡng, phương  pháp bồi dưỡng, đánh giá kết quả, học liệu, công tác tổ chức, báo cáo viên/giảng viên và tác động của mô đun bồi dưỡng.

Mô hình bồi dưỡng: 5-3-7 (5 ngày học trực tuyến, 3 ngày học trực tiếp và 7 ngày học trực tuyến hoàn thành các yêu cầu khóa học) được các GV và CBQLCSGDPT đánh giá  cao, phù hợp với điều kiện công việc thực tế và nhu cầu học tập thường xuyên của học viên.

Nhiệm vụ trọng tâm bồi dưỡng GVPTCC và CBQLCSGDPTCC năm 2020 là hoàn thành bồi dưỡng cho 28.000 GVPT CC Mô đun 2 và Mô đun 3; Bồi dưỡng cho 4.000 CBQLCSGDPT  Mô đun 2 và Mô đun 3.

Đến nay các trường ĐH Sư phạm, Học viện Quản lí GD tham gia Chương trình  ETEP đã thống nhất với các cơ sở GD&ĐT được giao phụ trách bồi dưỡng cho đội ngũ GV và CBQLCSGD về Kế hoạch triển khai bồi dưỡng cốt  cán đợt 1 với 2 mô đun 2, 3 trong năm 2020. Phân công các trường ĐH Sư phạm, Học viện QLGD phụ trách các Sở GD&ĐT trong bồi dưỡng GVPT, CBQLCSGDPT cốt cán và đại trà theo Phụ lục 2 của tài liệu.

Tuy nhiên còn một số khó khăn chung đó là Sở GD&ĐT đã cử GVPTCC, CBLCSGDPTCC tham gia bồi  dưỡng theo hướng dẫn tại Công văn 3587/CV – GDTrH, nhưng số học viên được Sở GD&ĐT cử đi vượt số lượng được giao theo Chương trình ETEP do số lượng trường  phổ thông tăng so với phương án thiết kế ban đầu….

Hội nghị cũng được nghe báo cáo tình hình thực tế triển khai bồi dưỡng GV phổ thông và CBQL cơ sở GDPT triển khai CTGDPT 2018 từ các địa phương; cùng đó là những đề xuất với Bộ GD&ĐT để tháo gỡ khó khăn cụ thể về cơ chế, kinh phí... triển khai.

Đại biểu tham dự hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị

Bồi dưỡng GV góp phần nâng cao chất lượng GDPT

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định, công tác bồi dưỡng GV là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng GDPT, GV là người quyết định chất lượng giáo dục. Công tác bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Dó đó địa phương nào chưa có kế hoạch bồi dưỡng đại trà Mô đun 1 thì cần triển khai ngay, vì từ năm sau bắt đầu lớp 6, GV cần được bồi dưỡng sớm để chuẩn bị tốt.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu các yêu cầu trong thời gian tới:

Trước hết, cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của bồi dưỡng cho GV, dành sự quan tâm đầy đủ của các Vụ/Cục, Sở, trường đại học theo tinh thần quyết liệt và đảm bảo chất lượng. Chọn đúng đối tượng cốt cán cử đi học. Nếu đội ngũ cốt cán có biến động thì chọn đúng đối tượng thay thế (theo phương án 11000 tổ trưởng chuyên môn đã qua bồi dưỡng RGEP). Các tỉnh căn cứ vào số lượng TTCM đã qua bồi dưỡng RGEP để tham gia bồi dưỡng trực tiếp để đảm bảo tính khoa học, pháp lý.

Các sở quan tâm duyệt kế hoạch bồi dưỡng hỗ trợ đồng nghiệp của CBQL cốt cán, Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của GV (đây là nhiệm vụ nêu trong Thông tư 20). Nếu không thực hiện sẽ thiếu về hồ sơ pháp lý + GV/CBQL cốt cán không hoàn thành bồi dưỡng.

Tiếp đó, đã có công thức bồi dưỡng 5-3-7, tuy nhiên quan trọng phải đảm bảo chất lượng thực sự, đặc biệt là chất lượng của 3 ngày trực tiếp. Hai mô đun 2, 3 sắp tới là đặc biệt quan trọng, thiết thực đối với giáo viên.

Về triển khai bồi dưỡng đại trà. Bên cạnh đội ngũ cốt cán, cần có kế hoạch bồi dưỡng đại trà cho tất cả GV. Với tinh thần bồi dưỡng đại trà theo hướng thường xuyên, liên tục, tại chỗ, ứng dụng CNTT - phải đảm bảo đúng 4 yếu tố này. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó khăn trong công tác đấu thầu. Sắp tới Bộ sẽ ban hành chuẩn LMS sẽ là cơ sở thực hiện đấu thầu. Nhất là 3 tỉnh chưa triển khai, có thể phối hợp với cục, vụ để được hướng dẫn triển khai thực hiện. Cố gắng bồi dưỡng đại trà tốt nhất

Bộ GD&ĐT sẽ gửi tài liệu đưa lên mạng tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai bồi dưỡng. Mục tiêu lớn nhất là tạo cơ hội học tập cho mọi GV.

Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các vụ, cục của Bộ, các trường đại học, Chương trình ETEP, các sởbooi. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cho từng khu vực. Không chỉ là giám sát mà quan trọng là đảm bảo chất lượng bồi dưỡng tập huấn, chất lượng của GVSP cốt cán. Đề nghị Vụ GDTrH thành lập các đoàn công tác để cùng đồng hành với các trường ĐHSP để theo dõi sát sao các đợt bồi dưỡng.

Bộ sẽ có thông báo Kết luận về buổi họp trực tuyến này, với tinh thần đảm bảo chất lượng bồi dưỡng.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận nỗ lực của các trường ĐHSP, các tỉnh thành phố trong bồi dưỡng Mô đun 1 và hy vọng sẽ tiếp  tục phát huy trong Mô đun 2, 3.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.