Dự hội nghị, về phía Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục có TS Tạ Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc phụ trách, GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Trưởng đoàn đánh giá; PGS.TS. Nguyễn Thị Tính - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên cùng đông đủ cán bộ, giảng viên tham gia đánh giá chương trình đào tạo của nhà trường.
Trong đợt này, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên khảo sát đánh giá chất lượng 3 chương trình đào tạo cử nhân: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử và Giáo dục Mầm non.
Theo kế hoạch, kết thúc đợt đánh giá này, trong tháng 5/2019, trường tiếp tục đợt đánh giá chất lượng 4 chương trình đào tạo để hoàn thành khảo sát, đánh giá chính thức tất cả chương trình đào tạo sư phạm của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới mới.
Phát biểu tại đây, TS Nguyễn Hữu Đức khẳng định: Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên là đơn vị tiên phong trong tất cả các trường Đại học Sư phạm trong cả nước khi đồng loạt triển khai tự đánh giá kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo Sư phạm. Đợt đánh giá này đã khảo sát đánh giá toàn diện ở 11 tiêu chí của 3 chương trình đào tạo liên quan đến các khâu đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra;
Trong quá trình đánh giá, đoàn khảo sát đánh giá đã đánh giá cao trong việc nhà trường bổ sung các hồ sơ minh chứng để phục vụ cho đợt đánh giá chính thức; Đồng thời cũng khẳng định sự cam kết của Nhà trường trong việc không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng để khẳng định vị trí tiên phong của mình trong lĩnh vực giáo dục cũng như trong lĩnh vực đào tạo Sư phạm.
Tại hội nghị, đoàn khảo sát, đánh giá đã phân tích 11 tiêu chuẩn về những điểm mạnh, điểm yếu, những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, minh chứng, những chỉ số của nhóm sử dụng lao động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo… cũng như những điểm cần cải tiến để qua đây, nhà trường sẽ nhận thấy được điểm mạnh, điểm tồn tại;
Trên cơ sở đó, trường sẽ có kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo của các chương trình; đồng thời công khai hóa, cam kết chất lượng đào tạo của Nhà trường trước xã hội và trước người học…