Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trao bằng cử nhân cho hơn 1300 sinh viên

GD&TĐ - Sáng 9/6, hơn 1.300 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được trao bằng cử nhân khoa học năm 2023; trong đó có 264 sinh viên xuất sắc.

GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng và PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (ngoài cùng bên phải) trao chúc thư và tặng hoa chúc mừng cho các tân cử nhân.
GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng và PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (ngoài cùng bên phải) trao chúc thư và tặng hoa chúc mừng cho các tân cử nhân.

Làm cho bức tranh giáo dục sáng hơn

Các em sẽ là những người tạo ra một nhà trường đầy ắp yêu thương, để mỗi trẻ cảm nhận bình yên và ước mong được đến.

GS.TS Nguyễn Văn Minh.

Gửi lời chúc mừng đến các tân cử nhân đã hoàn thành khóa học, GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không dặn dò về những điều xa xôi, cũng không nói nhiều về những thành tựu của công nghệ mà nhắn nhủ các tân cử nhân về lẽ sống và bản lĩnh.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, đời sống có nhiều đổi thay và đáng mừng. Trọng trách của những người làm giáo dục là đồng hành để thay đổi tốt hơn đến mỗi người và đến từng số phận.

“Các em sẽ là những người làm cho bức tranh giáo dục sáng hơn, mỗi con người tốt hơn và là người mang năng lượng tích cực hơn đến với cuộc sống” - GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ.

Nhắn nhủ với các tân cử nhân, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh, thời đại luôn có những biến động, những thay đổi và có những điều ngoài sức tưởng tượng của con người.

GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

GS.TS Nguyễn Văn Minh chia sẻ, đến năm 30 tuổi thế hệ của thầy chưa biết về máy tính cá nhân, chưa có khái niệm về laptop, wifi, facebook, telegram, zalo, viber… Rồi những biến đổi khí hậu khó lường, về hiện tượng Elnino, về băng tan và lục địa chìm dần xuống đại dương, sự xâm thực của nước biển…

Ngay cả thế hệ các em cũng khó hình dung một đại dịch Covid - 19 khủng khiếp đến nhường nào mà thầy trò mình vừa phải trải qua… và vẫn còn không ít nơi trẻ thơ còn thiếu ăn, thiếu mặc. Vẫn còn không ít nơi những đứa trẻ được bao bọc trong nhung lụa đến mức chẳng biết làm gì ngoài đòi ăn ngon, mặc đẹp và đến trường như một nghĩa vụ vì bố mẹ.

“Giáo dục là chuẩn bị để mỗi người tìm ra những điều mới mẻ và sẵn sàng ứng phó với mọi sự thay đổi. Thầy tin vào một thế hệ mới của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội luôn đi trước thời đại và trong mọi hoàn cảnh các em đều là người chiến thắng. Các em là những người làm thay đổi nền giáo dục đất nước” - GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ.

Toàn cảnh Lễ bế giảng và trao bằng cử nhân năm 2023 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Toàn cảnh Lễ bế giảng và trao bằng cử nhân năm 2023 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình

Các em sẽ là người đi tạo dựng niềm tin. Niềm tin không đến từ những lời hoa mỹ, phô trương; không đến từ sách vở đơn thuần. Niềm tin phải được bắt đầu từ cách ứng xử và việc làm.

GS.TS Nguyễn Văn Minh.

Gần 4 năm trước, Trịnh Quang Thạch ở TP Đà Nẵng đã không ngần ngại lựa chọn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để nuôi dưỡng ước mơ trở thành thầy dạy Địa lý. Tại sao em lại lựa chọn học sư phạm? Là câu hỏi mà nam sinh này cũng như nhiều sinh viên khác từng được nghe qua.

Quang Thạch chia sẻ, em được truyền cảm hứng, được gieo mầm, ấp ủ tại lớp chuyên xã hội của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đà Nẵng). Khi học tập tại Khoa Địa lý của Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, hạt mầm đó cứ thế lớn lên, được chăm sóc, phát triển, bên trong nó vẫn chứa đựng hành trang là sự yêu thương, dìu dắt của các thầy cô, những kiến thức chuyên môn và đặc biệt là tình yêu con trẻ, tình yêu với nghề.

4 năm học tập ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Quang Thạch và các bạn nhận thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều và nhận thức được giá trị của bản thân mình. Học tập tại đây, sinh viên không chỉ được thỏa mãn niềm say mê với môn học yêu thích, mà còn có những trải nghiệm như: rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp qua các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học hay những sự kiện, hoạt động vô cùng bổ ích của Đoàn và Hội.

“Chính những điều đó đã giúp chúng em hoàn thiện bản thân và trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình” – Quang Thạch bày tỏ và tự hào được khoác lên chiếc áo cử nhân, chính thức trở thành những thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Quang Thạch luôn khát khao và nhiệt huyết đóng góp một phần kiến thức, kỹ năng của mình trong việc bồi dưỡng, giáo dục các thế hệ tương lai trở thành thế hệ trẻ giỏi về kiến thức, chuẩn mực trong đạo đức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.