Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thành lập Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc

GD&TĐ - Ngày 27/3, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức công bố thành lập Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc.

GS.TS. Nguyễn Văn Minh trao Quyết định thành lập Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
GS.TS. Nguyễn Văn Minh trao Quyết định thành lập Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc

Chia sẻ tại buổi lễ, TS Ngô Thị Khánh Chi – Phụ trách Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho hay, Khoa được xây dựng với những nét riêng trong hành trình phát triển.

“Chúng tôi kì vọng sẽ đào tạo được lớp công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam, với sức trẻ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Chúng tôi tin tưởng, dưới sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà trường, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, thầy - trò Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc sẽ có cơ hội trở thành đại sứ hữu nghị trong mối quan hệ Trung – Việt” - TS Ngô Thị Khánh Chi bày tỏ.

GS.TS Nguyễn Văn Minh phát biểu tại buổi lễ.

GS.TS Nguyễn Văn Minh phát biểu tại buổi lễ.

Cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ lâu đời, với nhiều nét tương đồng về văn hóa, sự giao thương về kinh tế, GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhìn nhận, sự hiểu biết lẫn nhau là cần thiết và chỉ có hiệu quả khi hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa.

“Sự ra đời của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc là hiện thực hóa cho mong muốn này” - GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ và nhìn nhận, đây là tiền đề để trao đổi văn hóa, học thuật thông qua trao đổi cán bộ, sinh viên và các hoạt động khác.

Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hi vọng, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc sẽ có chiến lược phát triển rõ ràng, kế hoạch và lộ trình cụ thể, đóng góp vì sự phát triển chung của nhà trường.

TS Ngô Thị Khánh Chi – Phụ trách Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc phát biểu tại buổi lễ.

TS Ngô Thị Khánh Chi – Phụ trách Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc phát biểu tại buổi lễ.

Muốn vậy, cần coi chất lượng đào tạo, nghiên cứu là sự sống còn của đơn vị. Đồng thời, cần cập nhật chương trình, tiếp cận các phương pháp đào tạo thực tiễn và hiện đại. Mặt khác, tăng cường giao lưu quốc tế, mỗi cán bộ thường xuyên trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ và biết tự làm mới mình.

Theo ông Hồ Chí Bình – Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác giao lưu ngôn ngữ Trung Quốc và nước ngoài (Bộ Giáo dục Trung Quốc), việc thành lập Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chỉ mang đến cho sinh viên Việt Nam cơ hội học tiếng Trung một cách có hệ thống, mà còn mang lại động lực phát triển mới cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục.

Sự kiện lần này không chỉ có lợi cho việc trao đổi, hội nhập văn hóa giữa hai nước, mà còn đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển lâu dài mối quan hệ giữa hai nước.

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (bên trái) nhận quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi chứng chỉ HSK từ ông Hồ Chí Bình trao quyết định.

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (bên trái) nhận quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi chứng chỉ HSK từ ông Hồ Chí Bình trao quyết định.

Sau buổi lễ công bố quyết định thành lập Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc là Chương trình Công bố trao quyết định phê duyệt liên kết tổ chức kì thi cấp chứng chỉ HSK đối với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Đến nay, trên thế giới có 163 quốc gia thành lập điểm thi HSK, với hơn 1.300 điểm thi và trên 700.000 thí sinh đăng ký dự thi hàng năm. Chứng chỉ HSK là chuẩn đánh giá năng lực tiếng Trung Quốc được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

“Tin rằng, với sự nỗ lực của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), điểm thi HSK sẽ phát huy được vai trò quan trọng trong việc mang đến nhiều cơ hội giao lưu, học tập tốt hơn cho sinh viên Việt Nam” - ông Hồ Chí Bình bày tỏ.

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được thành lập trên cơ sở Bộ môn tiếng Trung Quốc. Bộ môn này được thành lập năm 2009. Chỉ tiêu tuyển sinh 45 sinh viên/năm. Hiện, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 24 khoa đào tạo (bao gồm cả Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc). Đây cũng là thời khắc đánh dấu một một bước phát triển quan trọng của Nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Dựa cậy và níu kéo

GD&TĐ - Mười sáu năm sau khi ký kết thoả thuận liên quan, Mỹ đã khánh thành căn cứ phòng thủ tên lửa đầu tiên trên lãnh thổ Ba Lan.