Trường ĐH Mở TP.HCM cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 và hạn hán

Trường ĐH Mở TP.HCM cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 và hạn hán

Theo đó, Nhà trường sẽ xét ưu tiên học bổng cho các sinh viên đang theo học hệ chính quy bậc đại học còn trong thời hạn đào tạo theo quy định. Sinh viên đã nộp hồ sơ xét, cấp học bổng “Tiếp sức đến trường” học bổng “Vượt khó học tập” nếu thuộc diện học bổng này sẽ được chuyển hồ sơ về học bổng này.

Điều kiện để được xét nhận học bổng là sinh viên có cha, mẹ hoặc người giám hộ bị cho nghỉ việc trong thời gian từ tháng 3 đến nay. Sinh viên có cha, mẹ hoặc người giám hộ là nông dân gặp khó khăn trong việc bán nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sinh viên có gia đình chịu hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn dẫn đến mất mùa, chết cây trồng, gia đình nợ nần.

Mỗi sinh viên được hỗ trợ 1 suất trị giá 2 triệu đồng. Học bổng này sẽ xét theo thứ tự ưu tiên cho sinh viên có điều kiện khó khăn nhất cho đến hết số tiền được phân bổ.

Hồ sơ cấp học bổng gồm: Đơn xin cấp học bổng (điền trực tiếp trên http://ou.edu.vn/hocbong mục xét trực tuyến). Quyết định thôi việc hoặc giấy xác nhận cho thôi việc của đơn vị đang công tác cha, mẹ hoặc người giám hộ trong thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến nay; hoặc Giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú ghi rõ “Gia đình gặp khó khăn trong việc bán nông sản do do dịch bệnh Covid-19”….

Sinh viên nộp hồ sơ xét học bổng trực tuyến tại http://ou.edu.vn/hocbong (mục xét học bổng trực tuyến).

Thời gian nộp hồ sơ: từ ngày thông báo đến ngày 5/5/2020. Sau ngày 15/5/2020 sinh viên kiểm tra trong email để biết kết xét học bổng và làm theo hướng dẫn để nhận tiền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.