Trường ĐH Hải Phòng: Dồn lực nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy

GD&TĐ - Trường ĐH Hải Phòng đã nêu ra 8 nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy.

Trường ĐH Hải Phòng hơn 60 năm xây dựng và phát triển
Trường ĐH Hải Phòng hơn 60 năm xây dựng và phát triển

Từ những đánh giá thẳng thắn, nhìn nhận cởi mở về chất lượng đầu vào, chương trình đào tạo và quy trình đào tạo; phương pháp giảng dạy và phương pháp nghiên cứu khoa học; phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá sinh viên….Trường ĐH Hải Phòng đã nêu ra 8 nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy.

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam- Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Hải Phòng chia sẻ, trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường xác định được sứ mệnh của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước; xác định luôn lấy nhu cầu xã hội làm căn cứ và định hướng cho quá trình đào tạo của Nhà trường.

Chất lượng đào tạo sinh viên chính quy là yếu tố cốt lõi dẫn dắt mọi hoạt động lãnh đạo của nhà trường trong quá trình thực hiện mục tiêu, sứ mạng được giao. Vì thế, việc đánh giá thẳng thắn, nhìn nhận cởi mở về thực trạng đào tạo để nêu lên những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy là vô cùng cần thiết.

PGS. TS Nguyễn Hoài Nam khẳng định: Chất lượng đào tạo sinh viên chính quy là yếu tố cốt lõi dẫn dắt mọi hoạt động lãnh đạo của nhà trường
PGS. TS Nguyễn Hoài Nam khẳng định: Chất lượng đào tạo sinh viên chính quy là yếu tố cốt lõi dẫn dắt mọi hoạt động lãnh đạo của nhà trường

Trong xu hướng tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng đã thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ tháng 1/2020. Để thực hiện đầy đủ quyền tự chủ cần một quá trình nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo trường, các đơn vị và mỗi cá nhân trong quá trình thích nghi, học hỏi, đánh giá và điều chỉnh.

Vì thế Hội nghị “Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy Trường Đại học Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp” là sự kiện quan trọng, thể hiện sự quyết tâm, kiên định của Nhà trường nhằm thẳng thắn nhìn nhận, phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng chất lượng đào tạo sinh viên chính quy thông qua tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, có việc làm đúng chuyên ngành sau khi ra trường.

Các ý kiến thảo luận nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Các ý kiến thảo luận nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 

Diễn ra từ ngày 5/11/2020, trong 20 ngày với nhiều phiên họp trực tuyến, trực tiếp, Hội nghị thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, rào cản trong công tác quản lý đào tạo, công tác đánh giá kết quả người học, công tác tổ chức đào tạo và chuẩn đầu ra tin học, ngoại ngữ. Đồng thời, nhìn thẳng vào thực trạng điều kiện đảm bảo quá trình đào tạo như: trình độ quản trị đại học, chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng nhân lực trong mối quan hệ giữa năng suất, hiệu quả công việc với động lực làm việc…

Các đơn vị trong Trường ĐH Hải Phòng đã tham gia 18 tham luận với những đóng góp giá trị tốt nhất trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua: Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học; nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập; đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền và kết nối với người học; quan tâm, đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất khác phục vụ tốt nhất trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Trương Thị Lan Hương- SV thủ khoa đầu ra Trường ĐH Hải Phòng niên khóa 2016-2020
Trương Thị Lan Hương- SV thủ khoa đầu ra Trường ĐH Hải Phòng niên khóa 2016-2020

Từ Hội nghị, Trường ĐH Hải Phòng đã kết luận 8 nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy trong nhà trường.

8 nhiệm vụ cụ thể như: Cải tổ bộ máy tổ chức và xây dựng mô hình quản trị đại học tiên tiến;  Rà soát, cập nhật chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp song song với đổi mới phương pháp giảng dạy;  Phát huy năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; Xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh; Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị hiện đại; Tăng cường hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế; 7. Tăng cường truyền thông và phát triển thương hiệu; Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người học;

Các nhóm giải pháp được đưa ra: cơ cấu tổ chức và xây dựng mô hình quản trị tiên tiến; nhân sự và chế độ chính sách; tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; học thuật và hoạt động chuyên môn; hoạt động hỗ trợ đào tạo.

Trên cơ sở kết luận tại Hội nghị, Đảng ủy Trường ĐH Hải Phòng khóa VI sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy Trường ĐH Hải Phòng. Sau khi có Nghị quyết, Nhà trường sẽ xây dựng Chiến lược phát triển Trường ĐH Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, PSG TS Nguyễn Hoài Nam cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động