Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội hợp tác Naver mở 3 chương trình học về AI

GD&TĐ - Ngày 11/5, bằng hình thức trực tuyến, chương trình học về AI đầu tiên do Naver (Tập đoàn truyền thông Hàn Quốc) và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ được triển khai thực hiện với giảng viên là chuyên gia từ Châu Âu.

Hình ảnh các chuyên gia tại Naver Labs Châu Âu
Hình ảnh các chuyên gia tại Naver Labs Châu Âu

Đây là chương trình học được Naver và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức dành riêng cho các sinh viên thuộc SoICT (Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông - SoICT) và các khối thuộc trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Sau khi công bố ra mắt thành lập Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo vào ngày 31/3/2021, đến nay, Naver đã tiến hành triển khai ba chương trình học đầu tiên dành riêng cho các sinh viên thuộc SoICT và các khối thuộc HUST (ĐH Bách Khoa Hà Nội)

Cụ thể, chương trình học đầu tiên Self-supervised representation learning for speech processing (Học biểu diễn tự giám sát trong xử lý tiếng nói), sẽ diễn ra vào 20h ngày 11/5/2021 (theo giờ Việt Nam), tương đương 15h cùng ngày theo giờ Paris.

Giảng viên là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên và giọng nói, thuộc Naver Labs Châu Âu ở Pháp - GS Laurent BESACIER, Đại học Grenoble Alpes (UGA - 2009) - nơi ông lãnh đạo nhóm GETALP (xử lý ngôn ngữ tự nhiên và giọng nói) và hiện vẫn liên kết với UGA.

Ông sẽ giảng dạy thông qua hình thức trực tuyến. Buổi học sẽ cung cấp các khái niệm cơ bản về học tự giám sát và các kỹ thuật tiên tiến như APC, CPC, tự giám sát đa nhiệm, mô hình encoder-decoder…

Chương trình học thứ 2 được tổ chức vào 21h 17/5/2021 (theo giờ Việt Nam), tương đương 16h (theo giờ Paris) là Image Representations and Fine-Grained Recognition (Biểu diễn hình ảnh và nhận dạng chi tiết). Giảng viên là chuyên gia Yannis Kalantidis.

Ông từng làm việc tại Facebook AI (2017-2020) and Yahoo Research (2015-2017) trước khi gia nhập Naver. Chương trình học này chỉ dành cho các sinh viên, thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính và Kỹ sư máy tính (Computer science and Computer engineering).

Trong buổi học, các học viên sẽ được chia sẻ về kỹ thuật học biểu diễn sử dụng mạng nơ-ron, các tips/tricks trong huấn luyện mô hình và cách xử lý đối với dữ liệu bé và mất cân bằng.

Cuối cùng là chương trình học Visual Search (Tìm kiếm trực quan), được tổ chức vào 19h30 31/5/2021 (theo giờ Việt Nam), tức 14h30 31/5/2021 (theo giờ Paris). Giảng viên là TS Diane Larlus - một trong những chuyên gia thuộc đội ngũ Naver Labs Châu Âu (từ 2010), trước đó, bà làm việc tại TU Darmstadt (Germany 2008 - 2010).

TS Diane Larlus sẽ giới thiệu về bài toán tìm kiếm trực quan và ứng dụng, trình bày các kỹ thuật tìm kiếm truyền thống dùng đặc trưng trích xuất thủ công như Bag-of-words, VLAD cho tới các các kỹ thuật hiện đại dựa trên mạng nơ-ron như disentangled learning, learning to rank...

Đây là chuỗi các hoạt động tại AI Center do Naver và ĐH Bách Khoa hợp tác thành lập. Song song với các chương trình học, các chuyên gia tại Việt Nam sẽ cùng trao đổi với các chuyên gia thuộc Naver Labs để nghiên cứu AI trong thực tiễn và đưa vào áp dụng trong cuộc sống. Đúng với mục đích khi xây dựng “Vành đai Nghiên cứu AI toàn cầu”, Naver sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội phát triển chuyên môn thông qua các chương trình trao đổi và hội thảo khoa học.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.