Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng khởi động Chương trình 21 Century Skills

GD&TĐ - Ngày 7/12, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã phát động Chương trình 21CS - Phát triển năng lực nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp

Giới thiệu Chương trình 21CS - Phát triển năng lực nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng.
Giới thiệu Chương trình 21CS - Phát triển năng lực nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng.

“Chương trình 21 Century Skills - Phát triển năng lực nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp cho giảng viên, sinh viên Trường Đại học Bách khoa” được Trường ĐH Đại học Bách khoa - ĐH Đà Nẵng phối hợp với Trường Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ cùng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thiết kế.

Chương trình sẽ chính thức triển khai cho sinh viên nhà trường hàng năm thông qua chuỗi các khóa học, cuộc thi, hội thảo, hoạt động kết nối và hợp tác với doanh nghiệp trong nước và quốc tế, bao gồm: Dự án phát triển năng lực nghiên cứu khoa học (URI): dành cho sinh viên năm 1. Với sinh năm 2, 3, 4 sẽ có Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (EPICS).

Riêng Dự án hợp tác doanh nghiệp (eProject) dành cho sinh viên năm 3, 4, 5. Dự án từ sáng chế đến khởi nghiệp (MEP): dành cho sinh viên năm 4, 5 và giảng viên. Chương trình Vườn ươm khởi nghiệp (Incubator): dành cho sinh viên năm 4, 5 và giảng viên.

Dự phát thúc đẩy nữ giới trong STEM (WiSTEM): dành cho nữ sinh viên DUT và giảng viên.

Dự án về Tự động hoá (Rockwell Automation) dành cho sinh viên các chuyên ngành liên quan. Ngoài ra còn có một số dự án và các dự án, cuộc thi khác.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng trình diễn sản phẩm từ Dự án kỹ thuật phục vụ cộng động EPICS tại buổi Hội thảo khởi động Chương trình 21CS.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng trình diễn sản phẩm từ Dự án kỹ thuật phục vụ cộng động EPICS tại buổi Hội thảo khởi động Chương trình 21CS.

PGS.TS Nguyễn Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Thông qua chuỗi các khóa học, cuộc thi và hoạt động kết nối và hợp tác với doanh nghiệp của chương trình, nhà trường hy vọng sẽ xây dựng nên một hệ sinh thái sáng tạo với nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để toàn thể giảng viên, sinh viên cùng chung tay thực hiện từ xây dựng ý tưởng đến sáng tạo và ước mơ khởi nghiệp, và hơn hết là cảm hứng và động lực để phát triển các dự án phục vụ xã hội, theo đuổi đam mê sáng tạo và khởi nghiệp".

Sự tham gia, chia sẻ của doanh nghiệp và cơ quan chính quyền sẽ giúp nhà trường hình thành nên những giải pháp và kế hoạch triển khai hiệu quả hơn, qua đó lan tỏa tinh thần sáng tạo hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của xã hội, theo đúng giá trị cốt lõi mà nhà trường đã đặt ra trong chiến lược phát triển nhà trường: “Chất lượng và chuyên nghiệp”, “Đổi mới và sáng tạo” “Nhân văn và liêm chính” “Gắn kết và phục vụ cộng đồng”.

Theo nhận định từ Ngân hàng thế giới, thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy, trong đó 5 kỹ năng quan trọng nhất cần có cho “công dân toàn cầu“ cho công việc trong thế kỷ thứ 21 là: Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp và ứng xử; Kỹ năng tư duy phản biện và đàm phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm.

Những kỹ năng mềm thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạnh cuộc sống ở gia đình, ngoài xã hội, tại công sở, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...