Trường đại học Ukraina vào năm học mới học trực tiếp hay online?

GD&TĐ - Từ ngày 1/9, học trực tuyến hay ngoại tuyến là câu hỏi cấp thiết nhất đối với ngành giáo dục Ukraina. 

Sinh viên Ukraina học trực tuyến.
Sinh viên Ukraina học trực tuyến.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina đã đề nghị các trường đại học mở cửa giảng đường và bắt đầu dạy học tập trung vào tháng 8. Vậy, các cơ sở giáo dục đại học sẽ quyết định như thế nào?

Kinh nghiệm nước ngoài

Tháng 2 vừa qua, Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng công lập Mỹ cùng với công ty xuất bản nổi tiếng thế giới Wiley đã thực hiện cuộc khảo sát Online Learning at Public Universities (Dạy học trực tuyến tại các trường đại học công lập) về kinh nghiệm dạy học trực tuyến tại các trường đại học Mỹ với sự tham gia của hiệu trưởng các trường đại học. Tất nhiên, không thể so sánh cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật và kinh phí của các trường đại học Mỹ và Ukraina. Nhưng thực tế cho thể thấy, hình thức dạy học trực tuyến được tổ chức tốt.

Kết quả khảo sát cho thấy, 85% quản lý các trường đại học Mỹ cho rằng lợi thế chính của dạy học trực tuyến là bảo đảm cho tất cả sinh viên tiếp cận quá trình dạy học, không phụ thuộc vào chỗ ở hoặc hoàn cảnh sống của họ. Ý kiến này được 73% sinh viên các trường đại học Mỹ ủng hộ, họ không muốn quay lại hình thức dạy học truyền thống (offline).

Tình hình này không chỉ diễn ra ở Mỹ. Tháng 6 năm nay, nhà xếp hạng đại học hàng đầu thế giới Times Higher Education đã công bố kết quả cuộc khảo sát sinh viên các trường đại học của Anh cho thấy: “Trong thời kỳ đại dịch toàn cầu, hơn một nửa số sinh viên (khoảng 70%) tham dự hơn 61% các bài giảng trực tiếp.

Hiện nay, khi hầu hết các quy định cách ly phòng dịch đã được dỡ bỏ, chỉ còn 24% sinh viên tham dự các bài giảng trực tiếp, thấp hơn ba lần so với trước đại dịch. Những tiết học còn lại họ đều học trực tuyến. Tình hình tương tự cũng diễn ra với các tiết seminar. Nếu trong thời kỳ đại dịch, tỷ lệ những sinh viên tham dự các tiết seminar là 67%, thì bây giờ con số này chỉ còn 27%. Mà đây là một đất nước không có chiến tranh, chỉ có đại dịch.

Các hiệu trưởng đại học Mỹ cho rằng nhược điểm của dạy học trực tuyến là không thu hút được tất cả sinh viên tham gia. Chỉ 18% hiệu trưởng tuyên bố các trường đại học của họ giải quyết được vấn đề này trong thời kỳ đại dịch.

Hơn nữa, cũng theo khảo sát của tổ chức trên, 72% các trường đại học Mỹ có ý định tiếp tục đầu tư vào dạy học trực tuyến ngay cả sau khi đại dịch toàn cầu kết thúc hoàn toàn. Hiện một trường đại học của Mỹ, số lượng chương trình dạy học trực tuyến đã lên tới 20, cộng với 16 chương trình giáo dục kết hợp.

Trong các trường đại học trên thế giới hiện nay, một số chuyên ngành thích hợp hơn với học online.

Trong các trường đại học trên thế giới hiện nay, một số chuyên ngành thích hợp hơn với học online.

Thực tế tại Ukraina

Tại Ukraina, 83% lãnh đạo các trường đại học cho rằng dạy học trực tuyến bảo đảm tính liên tục của quá trình dạy học trong điều kiện xảy ra thảm họa. Theo các nhà khảo sát, “thảm họa” ở đây nghĩa là đại dịch. Trong trường hợp của Ukraina, chiến tranh là một thảm họa khắc nghiệt hơn nhiều so với đại dịch, vì vậy dạy học trực tuyến, khác với ngoại tuyến, có thể bảo đảm tính liên tục của quá trình dạy học tốt hơn nhiều.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các cơ sở giáo dục đại học của Ukraina? Thứ nhất, dạy học trực tuyến có thể cho phép hàng nghìn sinh viên của các trường đại học Ukraina đang ở nước ngoài tiếp cận quá trình dạy học. Nếu chỉ dạy học trực tiếp, đơn giản là chúng ta bỏ rơi họ. Cũng như chúng ta bỏ rơi những giảng viên đã cùng gia đình sơ tán sang nước khác.

Thứ hai, trong điều kiện chiến tranh, không thể bảo đảm tính liên tục của quá trình dạy học dưới hình thức ngoại tuyến. Tính liên tục của quá trình dạy học là khả năng tham gia vào quá trình này của cả giảng viên lẫn sinh viên, không phụ thuộc vào diễn biến của tình hình xung quanh. Chiến tranh không phải là đại dịch, nó phức tạp và khó lường hơn rất nhiều. Và nếu quá trình dạy học không liên tục thì không thể nói đến chất lượng của giáo dục đại học. Thêm vào đó là những khó khăn về vật chất mà các trường đại học phải đối mặt: Cơ sở vật chất, kinh phí… Dạy học ngoại tuyến sẽ làm cho các vấn đề này trở nên nan giải hơn.

Mặt khác, những khó khăn mà các trường đại học Ukraina gặp phải trong đại dịch Covid-19 (kỹ thuật, thiết bị giảng dạy, tổ chức) cho thấy nền giáo dục đại học Ukraina chưa sẵn sàng cho việc dạy học trực tuyến. Và mặc dù hiện nay, tình hình ít nhiều đã được cải thiện, đã xuất hiện một số kinh nghiệm và điều kiện nhất định, nhưng ở nhiều trường đại học, dạy học trực tuyến còn xa mới bảo đảm chất lượng.

Cũng thật dễ hiểu là một số chuyên ngành lại thích hợp hơn với hình thức dạy học ngoại tuyến, vì có những điều không thể giới thiệu cho sinh viên trên màn hình vi tính. Trước hết đó là các chuyên ngành kỹ sư - kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Đối với những chuyên ngành như vậy cần áp dụng phương pháp dạy học kết hợp.

Rõ ràng, chất lượng dạy học trực tuyến phụ thuộc vào tính kỷ luật của sinh viên và giảng viên. Thực ra, chính dạy học trực tuyến không phải là khó khăn nhưng trong điều kiện chiến tranh khó để nói dạy học ngoại tuyến có thể bảo đảm chất lượng dạy học.

Mở cửa giảng đường các trường đại học không có nghĩa là sinh viên sẽ tự động đến ngồi chật giảng đường. Rõ ràng, cả dạy học ngoại tuyến lẫn trực tuyến đều có ưu và nhược điểm. Nhưng nếu bạn đặt chúng lên bàn cân, cán cân sẽ nghiêng về phía nào?

Theo zn.ua

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.