Trường đại học trang bị máy sốc tim tự động

GD&TĐ - Trường Đại học Sư phạm TPHCM trang bị máy sốc tim tự động nhằm chăm lo sức khoẻ cho người học, người lao động, ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Chuyên gia hướng dẫn giảng viên, sinh viên sử dụng máy AED theo các tình huống ngưng tim giả lập. Ảnh: NTCC
Chuyên gia hướng dẫn giảng viên, sinh viên sử dụng máy AED theo các tình huống ngưng tim giả lập. Ảnh: NTCC

Ngày 29/5, Trường Đại học Sư phạm TPHCM phối hợp cùng ZOLL Medical Corporation (Mỹ) và Công ty Cổ phần Y khoa NQ (NQ Medical Corp) trang bị máy sốc tim tự động ZOLL AED Plus.

Thiết bị này nằm trong dự án “Heart safe University”, nhằm nâng cao việc chăm lo sức khoẻ cho người học, người lao động và sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh.

Máy AED được lắp đặt ở những vị trí dễ quan sát, thuận tiện di chuyển và có bảng báo hướng sự chú ý và nhận biết của mọi người trong khuôn viên cơ sở chính của trường.

Đại diện ZOLL Medical và Công ty Cổ phần Y Khoa NQ lên trao bảng tượng trưng máy sốc tim tự động AED cho Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Ảnh: NTCC

Đại diện ZOLL Medical và Công ty Cổ phần Y Khoa NQ lên trao bảng tượng trưng máy sốc tim tự động AED cho Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Ảnh: NTCC

Máy sốc tim tự động là một thiết bị y tế được ra đời với sứ mệnh như một bác sĩ, giúp cứu người bị ngưng tim ngay lập tức thông qua biện pháp đánh sốc tim và đưa tim trở lại trạng thái bình thường.

Thiết bị này có thiết kế nhỏ gọn với các chỉ dẫn bằng giọng nói sẽ hướng dẫn từng bước thực hiện các thao tác cấp cứu ngưng tim nên hoàn toàn dễ sử dụng với người dùng.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc trang bị máy sốc tim tự động không chỉ nâng cao khả năng ứng phó và mức độ an toàn của người học và người lao động với các tình huống khẩn cấp mà còn tạo ra một môi trường học tập và làm việc an toàn, hiện đại, nhân văn.

"Đây còn là định hướng của nhà trường để góp phần xử lý các tình huống khẩn cấp theo tôn chỉ và giá trị cốt lõi của trường. Hơn nữa, sự lan tỏa về tinh thần bảo vệ sức khỏe, chủ động xử lý các tình huống sơ cứu cũng như bảo vệ tính mạng của con người đúng cách dựa trên sự hiểu biết và các kỹ năng được rèn luyện là điều mà nhà trường hướng đến", ông Huỳnh Văn Sơn nói.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: NTCC

GS.TS Huỳnh Văn Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: NTCC

Tại buổi làm việc, để phổ biến các kiến thức liên quan đến máy AED và cấp cứu ngưng tim, các chuyên gia đã tiến hành hướng dẫn các giảng viên, sinh viên sử dụng máy AED theo các tình huống ngưng tim giả lập.

Trước đó, vào tháng 12/2023, NQ Medical Corp đã phối hợp với SSVN để tổ chức chương trình tập huấn “Kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản”.

Các đợt tập huấn này sẽ tiếp tục thường xuyên diễn ra trong năm 2024 và 2025 với mục tiêu nâng cao kỹ năng cho sinh viên, nhất là sinh viên sư phạm, để đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất và năng lực làm nghề trong bối cảnh mới.

Các lớp học miễn phí tập huấn “Kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản” là điểm nhấn quan trọng để định hướng kỹ năng cho bạn trẻ, nhất là thế hệ gen Z góp phần thúc đẩy việc bảo vệ sức khỏe bản thân, sống vì cộng đồng.

Sinh viên tham gia lớp tập huấn. Ảnh: NTCC

Sinh viên tham gia lớp tập huấn. Ảnh: NTCC

Chuyên gia hướng dẫn “Kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản”. Ảnh: NTCC

Chuyên gia hướng dẫn “Kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản”. Ảnh: NTCC

Chuyên gia hướng dẫn “Kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản”. Ảnh: NTCC
Chuyên gia hướng dẫn “Kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản”. Ảnh: NTCC

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, với các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục thể chất…, việc cập nhật liên tục các tri thức nhất là các năng lực của sinh viên để giáo dục và chăm sóc - bảo vệ học sinh là điều trường luôn thực hiện.

Song song với việc giảng dạy, rèn luyện, nhà trường còn đầu tư các cơ sở vật chất, nhất là các nguồn lực có liên quan để nâng cao năng lực của người học nhằm ứng dụng trong thực tiễn nghề.

"Chúng tôi rất quan tâm đến các kỹ năng nhưng cũng đảm bảo các lưu ý khẩn cấp và việc khai thác, sử dụng với sự hỗ trợ của bộ phận y tế và các chuyên gia để đảm bảo việc ứng xử văn minh, khoa học và hiệu quả, an toàn không chỉ hôm nay mà còn cho cả ngày mai", GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.