Trường Đại học FPT thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ

Trường Đại học FPT thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ
Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình trao giấy chứng nhận của Sở KH & CN cho Tiến sĩ Trần Thế Trung - Viện trưởng Viện Công nghệ FPT
Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình trao giấy chứng nhận của Sở KH & CN cho Tiến sĩ Trần Thế Trung - Viện trưởng Viện Công nghệ FPT

Theo đó, Viện sẽ tập trung vào bốn hướng nghiên cứu gồm Ứng dụng CNTT; Năng lượng sạch và Tiết kiệm năng lượng; Công nghệ sinh học; và Công nghệ vũ trụ.

Tiến sĩ Trần Thế Trung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ FPT cho biết: “Mặc dù ra đời sau, nhưng với sự kết hợp giữa doanh nghiệp, nhà trường và Khoa học Công nghệ, Viện nghiên cứu Công nghệ FPT sẽ là điểm giao thoa, hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành nơi nghiên cứu ứng dụng những phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước. ”.

Việc thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ FPT còn tạo ra một môi trường gắn kết, thu hút và quy tụ được nhiều “chất xám” không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới để nghiên cứu và phát triển cho các ngành công nghiệp, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Với mục đích ấy, Viện có các chức năng chính là nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo. Viện sẽ tiến hành những hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ theo thỏa thuận, không chỉ với Tập đoàn FPT mà còn với các cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình đào tạo và tổ chức chuyển giao tri thức, thông tin, công nghệ, sản phẩm thuộc những lĩnh vực hoạt động nghiên cứu của Viện.

Ký kết hợp tác giữa Viện nghiên cứu Công nghệ FPT và The Vietnam Foundation
Ký kết hợp tác giữa Viện nghiên cứu Công nghệ FPT và The Vietnam Foundation

Tại buổi lễ ra mắt, Viện nghiên cứu Công nghệ FPT đã ký kết với năm đơn vị nghiên cứu: Viện nghiên cứu CNTT thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; The Vietnam Foudation; Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển phần mềm FPT thuộc FPT Software; Công ty cổ phần năng lượng dầu khí Châu Á (Asia Petro) và Công ty cổ phần Sinh học và Y học tái tạo FBM để hợp tác trong các lĩnh vực CNTT, sử dụng và phát triển chương trình Tài nguyên Giáo dục mở, phát triển các ý tưởng công nghệ, hỗ trợ xây dựng Hiệp hội nhiên liệu năng lượng tái tạo Việt Nam, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.

Hiện tại, Viện đang có hơn 10 dự án nghiên cứu, phát triển, trong đó, hai nhóm dự án đã được triển khai là: Nghiên cứu vệ tinh nhân tạo (Fspace) và Xử lý ảnh.

Nguyễn Trâm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ