Quy mô nhỏ, hiệu quả lớn
“Chúng tôi không có thương hiệu, không có đội bóng”- Stephen Kinslow, Hiệu trưởng của Trường CĐ Cộng đồng Austin tại bang Texas ( Mỹ) (ACC) cho biết như vậy. Ông cũng nhấn mạnh, phần lớn mọi người không có ấn tượng gì với CĐ Cộng đồng, cứ nghĩ rằng, CĐ Cộng đồng có các chương trình giáo dục nghèo nàn, sinh viên khó xin việc sau khi tốt nghiệp.
Trên thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhiều trường CĐ đã cung cấp những nhân viên thương mại tiếng tăm cho quốc gia, huấn luyện ra 58% y tá mới của đất nước. Nhiều SV sau khi ra trường là những nhà thiết kế ra các máy phát điện chạy năng lượng gió có tiếng cũng như các chương trình video game hiệu quả…
Theo tính toán, cứ 1 USD đầu tư vào các công trình ở CĐ Cộng đồng thì thu được 16 USD. Những thất bại của họ cũng có giá trị lớn về tinh thần nghiên cứu khoa học, cải thiện rất lớn tình yêu hợp tác khoa học giữa Mỹ và các nước khác. Hiện nay, có vô số các công việc đang chào đón các SV CĐ Cộng đồng, đặc biệt các dự án ở nước ngoài, các công trình phục vụ an ninh.
- • Cứ 1 USD đầu tư cho SV CĐ Cộng đồng thu được 16 USD.
- • SV ra trường có tới 30% công trình nghiên cứu khoa học đoạt giải cao, 60% y tá chất lượng do các trường CĐ cộng đồng đào tạo, nhiều công trình khoa học năng lượng mới cũng do SV CĐ Cộng đồng nghiên cứu.
- • Cựu Tổng thống Obama từng kiếm nhiều lá phiếu từ SV Cao đẳng Cộng đồng khi tham gia vận động tranh cử tại 30 trường.
Nước Mỹ hiện có khoảng 1.200 trường CĐ có khả năng hướng dẫn SV phù hợp với thị trường lao động. Trong khi 4 trường ĐH khổng lồ hút những SV và GS đầu ngành về thì các trường CĐ quy mô nhỏ hơn, nhưng lại đóng góp nhiều công trình thiết thực hơn, đối tác của họ là những DN nhỏ, có thể thay đổi các khóa học để phù hợp với nhu cầu công nghiệp, SV ra trường thích nghi nhanh với công việc bên ngoài.
Cựu Tổng thống Obama từng ghi điểm trước SV CĐ Cộng đồng |
Với ưu điểm nổi trội, các trường CĐ Cộng đồng đang thu hút nhiều sinh viên có điều kiện kinh tế theo họ. Theo thống kê, các SV sinh ra trong gia đình giàu hoặc tầng lớp trung lưu lại thích có bằng tốt nghiệp CĐ gấp 5 lần so với các sinh viên nghèo. Thomas Bailey, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CĐ Cộng đồng thuộc Trường ĐH Columbia đã cho rằng, CĐ Cộng đồng rất quan trọng. Thực tế, CĐ hệ hai năm ngày càng có vị trí lớn trong lòng nước Mỹ. Số SV tốt nghiệp đã tăng hơn 7 lần kể từ năm 1963 so với SV hệ 4 năm. Quỹ đầu tư hệ học 2 năm cho SV cũng đã tăng và luôn ổn định trong suốt 20 năm qua trong khi quỹ cho các SV hệ 4 năm đã giảm.
Lựa chọn mới của nhiều gia đình
Trong bối cảnh thất nghiệp diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ thì sinh viên các trường CĐ Cộng đồng lại được nhiều doanh nghiệp săn đón. Do vậy, CĐ Cộng đồng trở thành lựa chọn mới của nhiều gia đình.
Do được đào tạo trong môi trường thực hành thường xuyên nên những SV CĐ Cộng đồng luôn là những người được sử dụng nhiều hơn khi ra trường. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, việc cho con họ học hệ CĐ hai năm được nhiều gia đình trung lưu lựa chọn bởi khi ra trường SV đã có món tiền tiết kiệm từ những giờ học của mình. Trường hợp điển hình như Bruce Anderson, một LS tại California, anh ta mất một nửa thu nhập kể từ khi suy thoái kinh tế xảy ra. Không thể vì mình mà để con cái không được đi học, anh cho con trai học CĐ Cộng đồng đã tiết kiệm được 90% số tiền so với những người tham gia lớp học 4 năm.
Trong khi các lớp CĐ ngày càng nêm kín người thì nhiều trường ĐH lại vắng bóng SV. Điều nay cũng “gây khó” cho bản thân các trường. Trường CĐ Mianmi Dade là trường CĐ lớn nhất nước Mỹ, do suy thoái kinh tế nên ngân sách đầu tư giảm nên trường phải cắt đi hàng trăm tiết học của nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, khoảng 5.000 SV không được vào trường, 3000 người khác thì không được tham gia học tập các giờ học của mình. Nhà chức trách đang đau đầu tìm cách cho 200.000 SV vay mượn tiền để đi học các lớp cao hơn vào năm sau.