Quốc gia châu Á này dự kiến sẽ chi 25,5 nghìn tỉ yên (226 nghìn tỉ USD) cho thiết bị quân sự trong vòng 5 năm tới, tăng 6,4% so với kế hoạch 5 năm trước đó.
Những kế hoạch trên là dấu hiệu rõ nhất cho thấy tham vọng của Nhật Bản khi muốn trở thành một cường quốc trong khu vực khi Trung Quốc tăng cường quân đội và một nước Nga đang trỗi dậy gây áp lực lên đồng minh Mỹ.
“Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng các cuộc cạnh tranh tầm quốc gia đang nổi lên và chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của cuộc đua chiến lược với Trung Quốc và Nga vì họ thách thức trật tự khu vực” – chương trình quốc phòng 10 năm được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vạch ra hôm nay (18/12).
Mỹ, theo sau là Trung Quốc, Triều Tiên và Nga là các nước có ảnh hưởng nhiều nhất lên tư duy quân sự của Nhật Bản – thông tin trên cho biết.
Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – đang triển khai thêm tàu và máy bay tuần tra vùng biển gần Nhật Bản, trong khi đó Triều Tiên vẫn chưa thực hiện cam kết dỡ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Nga – nước tiếp tục thăm dò các tuyến phòng không Nhật Bản – vừa nói rằng họ đã xây dựng các doanh trại mới trên một hòn đảo phía bắc thu được từ Nhật Bản từ cuối Thế chiến thứ 2.
Nhật Bản đang mua chiến đấu cơ tàng hình Lockheed Martin F-35B |
Nhật Bản có kế hoạch mua 45 chiến đấu cơ tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin trị giá khoảng 4 tỉ USD, ngoài ra là 42 máy bay đang được đặt hàng – theo một kế hoạch mua sắm 5 năm.
Những máy bay mới sẽ bao gồm 18 biến thể F-35 mà Nhật muốn triển khai trên các hòn đảo dọc theo bờ biển Hoa Đông.
“Quyết định của Nhật Bản nhằm mua thêm F-35 là một minh chứng cho khả năng biến đổi của máy bay và vai trò ngày càng tăng lên trong việc thúc đẩy ổn định khu vực, tăng cường liên minh an ninh Mỹ - Nhật” – Lockheed Martin nói trong một tuyên bố.
Hai mẫu hạm trực thăng lớn là Izumo và Kaga cũng sẽ được sửa đổi phục vụ cho các hoạt động của F-35B.
Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đã đe dọa đánh thuế vào ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản – đã cám ơn Thủ tướng Abe vì đã mua chiến đấu cơ F-35 khi hai người gặp nhau tại thượng đỉnh ở Argentina vào tháng này.
Nhật Bản mới chỉ chi khoảng 1% GDP cho quốc phòng nhưng độ lớn của nền kinh tế nước này cho thấy Nhật đã nắm trong tay một trong những đội quân có sức mạnh nhất thế giới.
Cảnh giác với việc Triều Tiên hứa từ bỏ phát triển tên lửa đạn đạo, Nhật Bản đang mua tên lửa đánh chặn tầm xa SM-3 Raytheon để tấn công đầu đạn của đối phương trong không gian.