Trước ngưỡng cửa làn sóng dịch thứ 3, Pháp tuyên bố phong tỏa thủ đô Paris

GD&TĐ - Pháp đã áp lệnh phong tỏa kéo dài 1 tháng đối với Paris và những khu vực phía bắc sau khi việc triển khai vắc xin bị đình trệ và sự lây lan của các biến chủng Covid-19 đã buộc TT Macron phải chuyển kế hoạch.

Thủ tướng Pháp Jean Castex họp báo về ứng phó Covid-19.
Thủ tướng Pháp Jean Castex họp báo về ứng phó Covid-19.

Kể từ cuối tháng 1, khi bỏ qua lời kêu gọi của các nhà khoa học và một số người trong chính phủ về việc phong tỏa đất nước, TT Macron đã nói ông sẽ làm bất kỳ điều gì có thể để giữ nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực đồng euro cởi mở nhất có thể. Dù vậy, trong tuần này, ông đã hết các lựa chọn khi Pháp và các nước châu Âu phải tạm dừng sử dụng vắc xin AstraZeneca trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, Pháp sẽ khôi phục việc tiêm vắc xin này trở lại sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu khẳng định nó an toàn.

Thủ tướng Jean Castex cho biết Pháp đang trước ngưỡng cửa của làn sóng lây nhiễm thứ 3 với biến chủng phát hiện lần đầu ở Anh hiện chiếm khoảng 75% các ca mắc. Các khu chăm sóc đặc biệt đang bị căng thẳng nghiêm trọng, đặc biệt là ở Paris với tỷ lệ mắc Covid-19 đã vượt 400 ca trên 100.000 dân.

“Dịch bệnh đang trở nên tồi tệ hơn. Trách nhiệm của chúng tôi bây giờ là không để nó ngoài tầm kiểm soát của chúng ta”, ông Castex nói trong một cuộc họp báo.

Pháp báo cáo 35.000 ca mắc mới vào hôm qua và có nhiều bệnh nhân Covid-19 đang được chăm sóc đặc biệt hơn so với thời cao điểm của đợt dịch thứ 2.

Việc phong tỏa sẽ bắt đầu từ nửa đêm nay (19/3) tại 16 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Pháp, ngoại trừ một khu trên Địa Trung Hải, tạo thành một hành lang từ thành phố cảng Calais phía bắc Channel đến thủ đô. Các tiệm cắt tóc, cửa hàng thời trang, nội thất sẽ phải đóng cửa, mặc dù hiệu sách và cửa hàng bán đồ thiết yếu có thể tiếp tục mở cửa.

Trường học sẽ vẫn mở cửa và mọi người được phép tập thể dục ngoài trời trong bán kính 10km tính từ nhà của họ. Việc đi ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ không được phép nếu không có lý do thuyết phục.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.