Trung Quốc:Người già xếp hàng đăng ký học đại học

GD&TĐ - Giáo dục không bao giờ là quá muộn – điều này đúng với không ít trong 230 triệu người cao tuổi tại Trung Quốc.

Lớp học thư pháp tại ĐH cho người cao tuổi Hà Bắc
Lớp học thư pháp tại ĐH cho người cao tuổi Hà Bắc

Hơn 7 triệu sinh viên “đầu bạc”

Bà Liu Wenzhi đưa cháu đến trường vào buổi sáng, trước khi đến trường hàng ngày vào 8 giờ 30 sáng. Năm nay 65 tuổi, bà Liu học tại Trường Cao đẳng dành cho người cao tuổi Dezhou, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. Đây là một trong 60.000 cơ sở giáo dục dành cho người cao tuổi được nhà nước tài trợ - cung cấp cho người cao tuổi ở địa phương các lớp học từ múa dân gian, thư pháp, opera Bắc Kinh tới yoga và thậm chí dạy cách đi như người mẫu thời trang.

Các môn học bà Liu đăng ký gồm nhạc dây truyền thống Trung Quốc, piano điện tử, opera Bắc Kinh và cắt giấy. “Cuộc sống của tôi bận rộn nhưng vô cùng đáng giá” – bà Liu, từng làm thư kí tại một trường công lập ở thành phố Dezhou chia sẻ - “Cuộc sống sau khi nghỉ hưu của chúng tôi thường là chăm cháu, nhưng các trường đại học dành cho người cao tuổi đã thay đổi mọi thứ”.

Do tuổi thọ dài hơn và tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ người trên tuổi 60 tăng nhanh hơn các nhóm tuổi khác tại nhiều quốc gia. Trung Quốc nằm trong số những nước có tỉ lệ người già cao nhất thế giới. Số người trên 60 tuổi lên tới 230 triệu, chiếm 16,7% tổng dân số cả nước, tính đến cuối năm 2016.

60.000 cơ sở giáo dục dành cho người cao tuổi tại Trung Quốc thu hút hơn 7 triệu sinh viên “đầu bạc”, theo Hiệp hội Các trường ĐH Trung Quốc dành cho người già.

Trong thực tế, nhu cầu học tại các trường ĐH dành cho người cao tuổi cao tới mức nhiều cụ già xếp hàng dài qua đêm tại một số văn phòng tuyển sinh. Tại đại học dành cho người cao tuổi Hà Bắc, Thiên Tân, người đăng kí được chọn qua một hệ thống quay xổ số.

Giúp người già cảm thấy gắn bó xã hội

“Tôi là người đầu tiên trong làng mình được học tại trường ĐH dành cho người già” – bà Yang Ruijun, 63 tuổi, cho biết. Bà bắt đầu học nhạc tại Trường Cao đẳng dành cho người già Dezhou tháng 9 năm ngoái và đã trở thành giáo viên dạy hát tại làng Suhuayao nơi bà sống.

“Giúp người khác là giúp chính mình” – bà Yang tâm sự - “Tôi làm công việc nội trợ và trang trại trong khoảng 40 năm, công việc chỉ loanh quanh dọn dẹp, chăm sóc con và cháu. Khi chúng lớn thì tôi cũng già đi nhưng tuổi già không có nghĩa là lạc lõng và trì trệ”.

Học phí tại các cơ sở giáo dục cho người già phải chăng và thời gian học linh hoạt cho người già muốn học và thực hiện giấc mơ học đại học.

Các lớp học tại Trường Cao đẳng dành cho người già Dezhou chỉ thu 80 tệ (12 USD) /lớp /học kỳ. Thời gian học từ 8 giờ 30 - 20 giờ 30 buổi sáng và 2 giờ 30 - 4 giờ 30 buổi chiều. “Việc đón cháu sẽ không bị ảnh hưởng” – Hiệu Phó nhà trường, Liu Wei, cho biết.

Đại học dành cho người cao tuổi Sơn Đông, trường đại học đầu tiên loại này ở Trung Quốc, mở các lớp học hiện đại như kèn saxophone, nói tiếng Anh, sử dụng phần mềm và điện thoại thông minh…

“Mục đích của người già không chỉ là học. Thông qua duy trì học và bổ sung kiến thức tại các trường này, họ sẽ hoà nhập tốt hơn vào xã hội và có cảm giác họ là một phần của xã hội” – theo Wang Zhifang, phụ trách GD liên tục tại Viện Khoa học giáo dục tỉnh Sơn Đông.

Theo kế hoạch phát triển giáo dục cho người cao tuổi của Trung Quốc (2016 - 2020), mỗi thành phố nên có ít nhất 1 trường ĐH dành cho người cao tuổi và 50% thị trấn nên có các trường dành cho người già, trong khi 30% các làng nên có trung tâm học tập dành cho người già vào năm 2020.

Trường đại học đầu tiên trên thế giới dành cho người cao tuổi được thành lập tại Pháp năm 1973. 10 năm sau, Trung Quốc lập cơ sở giáo dục cho người già đầu tiên tại thành phố Jinan, tỉnh Sơn Đông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.