Trung Quốc vận động người dân không công khai giết chó ở lễ hội thịt chó lớn nhất nước

Lễ hội thịt chó Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc nổi tiếng với hình ảnh giết cho dã man ngay trên phố.

Trung Quốc vận động người dân không công khai giết chó ở lễ hội thịt chó lớn nhất nước
Trung Quoc van dong nguoi dan khong cong khai giet cho o le hoi thit cho lon nhat nuoc - Anh 1

Lễ hội thịt chó Ngọc Lâm bị nhiều người phản đối. (Ảnh: Shanghaiist)

Lễ hội thịt chó Ngọc Lâm sẽ diễn ra vào ngày 21/6 tới đây. Đứng trước sự phản đối quá lớn của cộng đồng trong và cả ngoài nước, chính quyền tỉnh Quảng Tây hứa sẽ tìm cách thay đổi lễ hội năm nay, sẽ không một con chó nào bị giết trực tiếp trên phố.

Lãnh đạo tỉnh đưa ra quyết định này khi nhận được bức thư từ nhà lập pháp Michael Tien Puk-sun. Trong thư ông này kêu gọi sự can thiệp của chính phủ để chấm dứt hoạt động lễ hội tàn bạo này. Các cơ quan chức năng tỉnh bị thuyết phục bởi những lý lẽ mà ông Micheal Tien đưa ra. Ông chỉ ra rằng, trong quá khứ, hoạt động giết mổ chó mèo thiếu kiểm soát tại lễ hội làm gia tăng nguy cơ truyền nhiễm các căn bệnh khó chữa như bệnh dại.

Mặc dù chính quyền không cho phép người dân thịt chó trên đường phố nhưng số phận của chúng vẫn khó có thể thay đổi. Chúng có thể bị đánh đập đến chết trong các lò mổ.

Trung Quoc van dong nguoi dan khong cong khai giet cho o le hoi thit cho lon nhat nuoc - Anh 2

Dù không công khai trên phố thì những con chó, con mèo vẫn bị giết hại dã man tại các lò mổ. (Ảnh: Shanghaiist)

Các quan chức địa phương giải thích, rất khó để ngay lập tức cấm người dân tiêu thụ hoặc ngừng giết hại chó mèo vì rõ ràng luật pháp đang thiếu những điểu khoản quy định cụ thể về vấn đề này. Micheal Tien nói rằng ông đang có kế hoạch để thúc đẩy Quốc hội Trung Quốc sớm thông qua luật định về việc bạo hành với động vật: "Các quan chức đại lục nói sẽ có rất nhiều phản ứng trái chiều nếu tôi đề xuất một lệnh cấm ăn thịt chó...Nhưng không có lý do gì để không cấm hành vi lạm dụng động vật."

Tất nhiên, ông Tien không phải là người duy nhất phản đối lễ hội này. Trước những áp lực của dư luận trong nước và quốc tế, quy mô lễ hội đã bị thu hẹp lại trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đang làm nhiều người biết đến sự kiện này hơn. Theo tin của AFP, người dân Ngọc Lâm nhận thấy số lượng thịt chó bán ra đã tăng lên từ năm ngoái và một chủ lò mổ ở đây tin rằng những tổ chức bảo vệ động vật quốc tế đang hướng mọi người tới suy nghĩ tìm mọi cách để biện minh cho thói quen ăn thịt chó.

Tờ Global Times cũng đồng ý với quan điểm này và cho rằng, nếu truyền thống ăn thịt chó bị cấm hoàn toàn nhiều người sẽ coi đó như một hành động vi phạm đến nhân quyền của họ. Tờ báo này viết: "Ăn thịt chó sẽ là còn là một đề tài tranh cãi lâu dài. Phương Tây sẽ tiếp tục gia tăng sự phản đối với tục lệ này."

Mới đây, Tổ chức nhân quyền quốc tế đã phát động chiến dịch kháng nghị với 11 triệu chữ ký của người ủng hộ để kểu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ban hành lệnh cấm tổ chức lễ hội thịt chó tai tiếng này.

Theo VnTinnhanh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...