Trung Quốc ưu tiên cho đào tạo nghề

GD&TĐ - Tháng 12/2022, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn cam kết ưu tiên cho sự phát triển 'chất lượng cao' của giáo dục nghề nghiệp.

Một lớp học làm tiếp viên hàng không tại Trường dạy nghề ở Thạch Gia Trang, Trung Quốc.
Một lớp học làm tiếp viên hàng không tại Trường dạy nghề ở Thạch Gia Trang, Trung Quốc.

Trung Quốc đang tiến hành cải cách hệ thống giáo dục đại học để giải quyết những thách thức về nhân khẩu học và kinh tế với trọng tâm là thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, con đường này đối mặt với nhiều khó khăn vì giáo dục nghề nghiệp bị xem nhẹ so với giáo dục chuyên nghiệp.

Tháng 12/2022, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn cam kết ưu tiên cho sự phát triển “chất lượng cao” của giáo dục nghề nghiệp; đồng thời, tăng cường tích hợp giáo dục nghề nghiệp với giáo dục phổ thông.

Đến tháng 1/2023, Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông cho biết đang lên kế hoạch đệ trình Bộ Giáo dục để nâng cấp Trường Cao đẳng Dạy nghề Bách khoa Thâm Quyến thành trường đại học dạy nghề.

Tương tự, các tỉnh Hắc Long Giang, Cam Túc, Giang Tây, Hồ Nam... cũng dự kiến nâng cấp hơn 10 trường cao đẳng nghề công lập thành trường đại học vào năm 2025.

Đại học Giao thông Tây Nam, tỉnh Tứ Xuyên, đã đóng cửa các cơ sở đào tạo sau đại học ở các thành phố Thanh Đảo, Đường Sơn và Thâm Quyến. Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân đã đóng cửa 4 viện nghiên cứu.

Trường đại học dạy nghề hoạt động giống một trường đại học tổng hợp nhiều chuyên ngành. Sinh viên được đào tạo dài hơn các trường dạy nghề khác và nhận bằng cử nhân sau khi tốt nghiệp.

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách cải thiện chất lượng đào tạo nghề nhưng sự phát triển của lĩnh vực này còn hạn chế. Một phần là hầu hết cơ sở đào tạo nghề do tư nhân điều hành.

Chương trình đào tạo của họ không được đánh giá cao như các trường công lập. Điều này khiến nhiều học sinh, phụ huynh ngần ngại khi đăng ký.

Việc thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp diễn ra đồng thời với việc thu hẹp giáo dục phổ thông. Sau nhiều năm cho phép các trường đại học phát triển nhanh chóng, chính phủ đã chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng thay vì số lượng. Bằng chứng là năm 2022, một số trường đại học buộc phải ngừng xây dựng cơ sở mới hoặc đóng cửa những cơ sở hiện hành.

Việc đóng cửa phù hợp với hướng dẫn được Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố vào năm 2021, chỉ ra từ năm 2021 - 2025, chính quyền địa phương sẽ dần điều chỉnh các cơ sở của trường đại học. Bộ cũng không khuyến khích các trường cao đẳng, đại học thành lập cơ sở mới trên đất nước.

GS Chen Xianzhe, Trường Sư phạm thuộc Đại học Sư phạm Nam Trung Quốc, cho biết sự thay đổi diễn ra sau báo cáo về cuộc điều tra dân số quốc gia lần thứ 7 vào năm 2021 cho thấy tốc độ tăng dân số của Trung Quốc xuống chậm nhất trong nhiều thập kỷ.

Ông tin rằng, những thay đổi về nhân khẩu học của Trung Quốc sẽ khiến chính quyền trung ương hạn chế hơn nữa việc mở rộng các trường đại học. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải tập trung nguồn lực và nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục.

Theo GS Chen, trên toàn cầu, nhiều trường cao đẳng, đại học ngày càng gắn liền với nhu cầu kinh tế - xã hội của một quốc gia với chi phí là trải nghiệm học tập của sinh viên. Điều đó khiến giảng viên không thể phát huy những cách giảng dạy sáng tạo.

Nhưng trong trường hợp của Trung Quốc, số lượng sinh viên thu hẹp đồng nghĩa sinh viên đang trở thành “nguồn lực khan hiếm”. Điều này giúp các nhà giáo dục có thời gian tái tập trung vào chất lượng giảng dạy.

Theo Caixin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.