Giật mình khi ông Trump có thể 'hỗ trợ không giới hạn' cho Kyiv

GD&TĐ - Những gì diễn ra cho thấy nếu ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng thì Nga cũng khó lòng hưởng lợi. 

Giật mình khi ông Trump có thể 'hỗ trợ không giới hạn' cho Kyiv

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump nếu trở lại Nhà Trắng có thể sẽ thay đổi hoàn toàn chiến lược ủng hộ Ukraine.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal (WSJ) đã tiết lộ một số bước đi mà ông Trump sẽ thực hiện và dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến cuộc xung đột Ukraine cũng như quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Một trong những hành động đáng chú ý nhất là triển khai chương trình Lend-Lease trị giá 500 tỷ USD cho Ukraine để giúp Kyiv có số tiền cần thiết mua vũ khí Mỹ, điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng quân sự của họ.

Trong lịch sử, Hoa Kỳ đã sử dụng Lend-Lease vào Thế chiến thứ hai để cung cấp cho Anh và các đồng minh những vũ khí và nguồn lực cần thiết trước khi tham chiến.

Ông Pompeo nói rằng chương trình này sẽ được tài trợ thông qua việc cho Ukraine vay tiền thay vì lấy từ người nộp thuế Mỹ. Điều này dự báo sẽ nhận được ủng hộ từ những người lo ngại về thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.

Tuy nhiên câu hỏi vẫn là liệu Ukraine có thể trả được khoản nợ đó hay không, và điều này sẽ gây ra những hậu quả kinh tế gì cho đất nước về lâu dài. Nhưng khả năng cao Mỹ sẽ tiến hành tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga để chi trả.

1200px-tomahawk_block_iv_cruise_missile_-crop.jpg
Ukraine sẽ nhận được những loại vũ khí tiên tiến nhất từ Mỹ?

Ngoài hỗ trợ tài chính, ông Pompeo cho biết ông Trump còn có thể dỡ bỏ mọi hạn chế đối với các loại vũ khí mà Ukraine sở hữu và sử dụng. Điều này bao gồm việc cung cấp những hệ thống tiên tiến như tên lửa tầm xa, tổ hợp phòng không tầm xa và các loại vũ khí công nghệ cao khác.

Việc dỡ bỏ các hạn chế sẽ làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraine và cho phép lực lượng này chiến đấu chống lại Quân đội Nga hiệu quả hơn.

Ông Pompeo còn tiết lộ rằng ông Trump sẵn sàng áp đặt “các biện pháp trừng phạt thực sự” đối với Nga, mang lại hiệu quả hơn các hạn chế hiện tại. Việc thắt chặt trừng phạt nhằm mục đích tăng áp lực lên nền kinh tế Nga và tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ đề xuất đặt ra các điều kiện cho một thỏa thuận trong tương lai với Nga, bao gồm chấm dứt chiến sự, tăng cường lực lượng phòng thủ Ukraine và không công nhận việc Nga sáp nhập Donbass cùng với bán đảo Crimea.

Ông Pompeo so sánh điều này với chính sách của Hoa Kỳ không công nhận việc các nước vùng Baltic gia nhập Liên Xô và tình trạng Đông Đức cho đến năm 1974.

Ukraine có thể nhận cả tên lửa hành trình Tomahawk thay vì ATACMS như hiện tại.
Theo Wall Street Journal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ