Trung Quốc tạo "cú hích" trong GD nghề nhằm xóa đói giảm nghèo

GD&TĐ - Khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhà chức trách Trung Quốc đang hy vọng một “cú hích” trong GD nghề nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển của những cộng đồng nghèo đói.

HS Trung Quốc học nghề
HS Trung Quốc học nghề

Trong một kế hoạch hành động 3 năm mới công bố, 9 cơ quan trung ương bao gồm Bộ GD và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia, cho biết, nông dân, lao động nhập cư và cựu quân nhân nên được ưu tiên xét tuyển vào các trường cao đẳng nghề.

Nhà chức trách Trung Quốc từ lâu đã thúc đẩy mở rộng GD nghề nghiệp, bao gồm cả trường trung học và cao đẳng, đồng thời dần dần hạ thấp rào cản gia nhập đối với các nhóm yếu thế. Theo kế hoạch, nông dân, công nhân nhập cư và cựu chiến binh sẽ không còn phải làm bài thi bao gồm toán, khoa học, lịch sử, tiếng Anh và các môn học khác, nếu họ đạt đủ điểm trong các bài kiểm tra kỹ năng kỹ thuật do các trường cao đẳng sắp xếp.

Thông thường, các ứng viên vào các trường cấp bằng CĐ nghề của Trung Quốc cần phải đáp ứng tiêu chuẩn do tỉnh quy định trong các bài kiểm tra kỹ năng học thuật và kỹ thuật. Tuy nhiên, theo kế hoạch hành động mới, bài kiểm tra các kỹ năng về kỹ thuật phải chiếm ít nhất một nửa tiêu chí tuyển sinh của trường ĐH, ưu tiên hơn so với bài thi học thuật.

Ngoài việc đưa ra các tiêu chuẩn ưu đãi cho nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, kế hoạch trên cũng yêu cầu mỗi người trong số 14 “vùng tiếp giáp” nghèo khó nhất của Trung Quốc phải thành lập ít nhất một trường trung học dạy nghề.

Đến năm 2018, Trung Quốc có 11.700 trường dạy nghề, tiếp nhận hơn 9 triệu SV hàng năm, trong đó SV CĐ nghề mới chiếm 1/3 con số này.

Tháng 3/2019, chình quyền Trung Quốc giao các trường CĐ dạy nghề tuyển sinh thêm 1 triệu SV, nhưng thực hiện được mục tiêu này không dễ dàng. Trong nhiều năm, các trường CĐ nghề của Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng tuyển sinh thấp do thiếu kinh phí và sự nhận thức của xã hội còn hạn chế. Trong một số trường hợp, việc cắt giảm ngân sách thậm chí còn dẫn đến việc SV bị chuyển sang các chuyên ngành giả.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phân bổ 100 tỷ nhân dân tệ (14,7 tỉ USD) để hỗ trợ đào tạo kỹ năng trên toàn quốc. Theo một cuộc họp công bố quỹ do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu, chính quyền địa phương nên khuyến khích các trường dạy nghề tuyển sinh thêm lao động và trợ cấp cho người có nhu cầu.

Do đang đối mặt với nền kinh tế phát triển chậm và thị trường việc làm ảm đạm do đại dịch Covid-19, nhà chức trách Trung Quốc coi đào tạo kỹ năng thực hành là một phương tiện để nâng cấp lực lượng lao động trong nước, đặc biệt là ở vùng nông thôn kém phát triển.

Vào năm 2019, chính phủ cam kết bổ sung 1 triệu nông dân có tay nghề trong vòng 5 năm tới bằng cách đào tạo họ tại các trường cao đẳng nghề với hy vọng họ sẽ trở về làng và góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương và trẻ hóa nông thôn.

Theo Sixthtone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.