Trung Quốc sắp có tàu lửa "treo lơ lửng" giữa trời

Tờ SCMP đưa tin Trung Quốc đã thử nghiệm thành công “tàu lửa bầu trời” - tuyến đường sắt treo công cộng đầu tiên của nước này.
Trung Quốc sắp có tàu lửa "treo lơ lửng" giữa trời

Hệ thống đường sắt treo trên không này sử dụng năng lượng pin lithium và bắt đầu chạy thử nghiệm hồi tháng 9 ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, trang Thepaper.cn đưa tin.

Truyền thông Trung Quốc gọi hệ thống này là “tàu lửa bầu trời”. Tàu có thể di chuyển với tốc độ 60 km/giờ như tốc độ của tàu điện ngầm thông thường.

Theo kỹ sư trưởng của dự án, hệ thống tàu được trang bị loại pin lithium thay vì dùng điện áp cao như các tàu treo khác ở Đức và Nhật Bản.

Trung Quoc sap co tau lua

Tàu lửa bầu trời của Trung Quốc có thể di chuyển với tốc độ 60 km/giờ như tàu điện ngầm thông thường. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Trung Quoc sap co tau lua

Chuyến tàu đầu tiên được thử nghiệm với đường đi dài 1,4 km và không mở cửa công khai. Ảnh: TÂN HOA XÃ

“Tàu lửa bầu trời” của Trung Quốc được thiết kế với hai màu đen và trắng, được treo lên đường ray các mặt đất 8 m. Chuyến tàu đầu tiên được thử nghiệm với đường đi dài 1,4 km và không mở cửa công khai.

Trong khoang của loại tàu này có ghế ngồi màu xanh và tay nắm cho khách đứng. Con tàu có sức chứa 230 người.

Trung Quoc sap co tau lua

Chuyến tàu đầu tiên được thử nghiệm với đường đi dài 1,4 km và không mở cửa công khai. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Theo ông Zhai Wanming, kỹ sư thiết kế, hệ thống tàu này có ưu điểm là an toàn trong sử dụng và chiếm ít không gian, chi phí xây dựng chỉ bằng khoảng 1/5 đến 1/8 chi phí xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm thông thường. Quá trình thi công hệ thống tàu treo này dự kiến mất khoảng một năm.

Đức và Nhật Bản là hai quốc gia có hệ thống tàu treo tương tự. Các kỹ sư Đức đã xây dựng một hệ thống tàu treo trên không dài 13 km vào đầu thế kỷ 20.

Hệ thống này hiện vẫn còn hoạt động. Ở Nhật Bản, hai hệ thống tàu treo dài 3,2 km và 12 km được xây dựng ở tỉnh Chiba của Nhật Bản. Các hệ thống này đều hoạt động bằng năng lượng điện.

Theo PLO
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.