Trung Quốc nói với Facebook: Hãy đến và học hỏi chúng tôi kiểm duyệt

Các nhà lãnh đạo ở Trung quốc nói rằng, 7.500 người chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung của Facebook vẫn là không đủ so với tiêu chuẩn tại đất nước rộng lớn này.

Trung Quốc nói với Facebook: Hãy đến và học hỏi chúng tôi kiểm duyệt

Để đạt được mục đích vận động bỏ chặn Facebook ở Trung Quốc, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã thử cố gắng làm mọi thứ, từ việc vận động các nhà lãnh đạo tại Trung Quốc đến việc chạy qua Thiên An Môn như một hành động thân thiện.

Tuy vậy, gần đây Facebook đã gặp một số khó khăn nhất định khi có các video bạo lực vẫn được đăng tải lên Facebook – đây là một cản trở lớn đối với Mark Zuckerberg trong việc vận động "mở chặn" trang mạng xã hội khổng lồ này tại Trung Quốc.

Vấn đề lớn nhất mà Facebook gặp phải trong thời gian gần đây là việc một người đàn ông ở Thái Lan đã phát một video trực tiếp quay lại toàn bộ cảnh chính tay ông ta giết chết đứa con gái 11 tháng tuổi của mình.

Video này đã tồn tại những 24 giờ trước khi bị xóa đi. Và sau đó Facebook đã tuyên bố sẽ bổ sung thêm 3000 người chuyên về kiểm duyệt nội dung đăng tải trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này, nâng số người phụ trách mảng kiểm duyệt nội dung của Facebook lên con số 7.500 người.

Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã phản ứng khá dữ dội với tin này, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề kiểm duyệt hơn Facebook. "Hãy đến và học hỏi chúng tôi" là một "khẩu hiệu" được lan truyền mạnh trên trang mạng xã hội nổi tiếng Weibo.

Có sự khác biệt lớn giữa việc kiểm duyệt tin tức giả và video bạo lực so với việc kiểm duyệt và loại bỏ triệt để các nội dung theo yêu cầu của một chính quyền.

Các nội dung bị cấm ở Trung Quốc bao gồm cả những nội dung không phù hợp theo quy định của pháp luật và chính trị.

Hệ thống kiểm duyệt nội dung trên Interent của Trung Quốc rất phức tạp, nó sử dụng công nghệ lọc hiện đại, đội ngũ cảnh sát thực, và yêu cầu các công ty tư nhân tự kiểm duyệt nội dung. Nếu làm không đúng hoặc không triệt để, những công ty này có nguy cơ mất giấy phép kinh doanh.

Một số điều Facbook cần lưu ý về thị trường mạng xã hội tại Trung Quốc

Nếu Mark Zuckerberg nghiêm túc về vấn đề vận động bỏ chặn Facebook tại Trung quốc, anh sẽ cần cân nhắc đến lời khuyên của các đối tác Trung Quốc về việc làm cách nào để tồn tại ở một môi trường cực kỳ khắc nghiệt và hạn chế với các điều luật chặt chẽ như ở đất nước rộng lớn này.

Một phát ngôn viên của Faccebook cho biết công ty vẫn rất quan tâm và mong muốn tiếp cận được thị trường Trung Quốc và hiện tại "chưa đưa ra bất cứ một quyết định cụ thể nào để tiếp cận thị trường này".

Theo các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc, để giám sát các nội dung trực tuyến trên mạng toàn cầu một cách hiệu quả thì cần chú trọng vào ba vấn đề chính: nhiều nhân lực, nhiều lớp giám sát và thêm cả sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo.

Facebook đã công bố sẽ có đội ngũ 7.500 người chuyên về kiểm duyệt nội dung – đây có vẻ là một con số cam kết nguồn lực lớn – nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng con số này còn xa mới đáp ứng được tiêu chuẩn của chính phủ Trung Quốc.

Inke – một ứng dụng video trực tuyến – có hơn 1.000 nhân viên làm việc toàn thời gian chuyên về giám sát nội dung các video, từ những video về các sự kiện lớn như buổi hòa nhạc cho đến những mẩu video nhỏ về cuộc sống thường ngày (ví dụ như video có nội dung vô cùng đơn giản: một người phụ nữ ăn một bát mỳ).

Mặc dù công ty khởi nghiệp sở hữu ứng dụng này không tiết lộ về số lượng người dùng thường xuyên, nhưng cách đây 1 năm công ty cho biết có 50 triệu lượt tải về ứng dụng này.

Facebook, ngược lại, có những gần 2 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên hàng tháng. Feng Yousheng, người sáng lập và giám đốc điều hành của Inke cho biết: "Nếu Facebook hoạt động ở Trung Quốc, Facebook sẽ phải thuê ít nhất 20.000 người chỉ để kiểm duyệt nội dung các video".

Ông Feng Yousheng nói rằng Facebook sẽ cần nhiều hơn con số đó rất nhiều lần nếu cần thiết phải kiểm soát nội dung ảnh và nội dung các dòng trạng thái bằng văn bản được đăng tải mỗi ngày – theo đúng cách mà các mạng xã hội tại Trung Quốc hoạt động.

Mặc dù việc thuê nhân sự bên ngoài sẽ tiết kiệm chi phí hơn (giống như cách Facebook vẫn đang thực hiện), tuy nhiên 800 người kiểm duyệt nội dung video trực tuyến của Douyu là nhân viên toàn thời gian để đảm bảo việc giám sát diễn ra một cách nghiêm túc và chặt chẽ.

Douyu đã thu hút hơn 20 triệu lượt xem và hơn 50000 lượt phát trực tuyến trung bình mỗi ngày. Trong khoảng thời gian từ 7 giờ tối đến 11 giờ tối (giờ trực tuyến cao điểm), cả nhóm kiểm duyệt cần phải giám sát hơn 20.000 video trực tuyến gần như cùng một lúc.

Theo ông Chen, tại trung tâm giám sát của Douyu ở thành phố Vũ Hán, mỗi một nhân viên kiểm duyệt phải theo dõi đến 10 màn hình, mỗi màn hình hiển thị một video phát trực tiếp khác nhau. Và cứ mỗi 5 giây, mỗi kiểm duyệt viên sẽ click chuột một lần, và một đợt video trực tuyến khác sẽ lại xuất hiện trên 10 màn hình của kiểm duyệt viên đó.

"Nếu Facebook hoạt động ở Trung Quốc, Facebook sẽ phải thuê ít nhất 20.000 người chỉ để kiểm duyệt nội dung các video", Theo Feng Yousheng, người sáng lập Inke.

Việc kiểm duyệt nội dung như trên tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn cho các tổ chức phụ trách các nội dung online. Các công ty khởi nghiệp thường trả cho các kiểm duyệt viên (thường là những sinh viên mới ra trường) mức thu nhập trong khoảng 10 triệu đến 17 triệu (VNĐ) mỗi tháng, ngoài các chi phí thuê văn phòng, chi phí thuế và các chi phí khác.

Trí tuệ nhân tạo – Công cụ đắc lực cho việc kiểm duyệt nội dung

Trí tuệ nhân tạo cũng là một biện pháp góp phần hỗ trợ con người trong việc giám sát, kiểm duyệt nội dung. Theo ông Chen, lớp giám sát đầu tiên của công ty Douyu là công nghệ nhận diện hình ảnh giúp chuẩn đoán các hình ảnh có tính chất khiêu dâm và các hình ảnh có vấn đề khác.

Công ty TNHH Tencent Holding – một công ty về truyền thông và các trò chơi giải trí, đã phát triển công nghệ này cho các video trên nền tảng nhắn tin QQ và Wechat. Những ứng dụng này đều có khoảng 1.75 tỷ người dùng thường xuyên – tương đương với con số của Facebook.

Công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Theo ông Chen, "nó có thể tốn đến 2 phút hoặc lâu hơn để phát hiện một hình ảnh có nội dung đáng ngờ. Và chỉ có con người mới có thể ra quyết định tắt một video có dấu hiệu nghi ngờ hay không".

Theo Chuchen Liu - người sáng lập Kneron, đồng thời là một nhà khoa học đã từng làm việc tại Qualcomm và Samsung - thì Tencent đang làm việc với Kneron – một công ty khởi nghiệp tại California – để phát triển phần mềm có khả năng phát hiện những cảm xúc và hành vi. Tuy nhiên, Tencent từ chối bình luận về thông tin này.

Ông Liu cho biết: "Chúng tôi đã mất gần 2 tháng nay để tăng độ chính xác của chương trình từ 95% lên 98% trong việc phát hiện ai đó treo khẩu hiệu biểu tình hoặc có hành vi không đúng đắn trên mạng trực tuyến".

Các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc hiện vẫn đặt một mối nghi ngại lớn đối với Facebook vì tính chất "tự do ngôn luận" và các chính sách cũng như cách thức kiểm duyệt nột dung có phần "lỏng lẻo" của Facebook. Trong khi đó, chính sách kiểm duyệt nội dung lại là vấn đề "sống còn" đối với thị trường mạng xã hội tại Trung Quốc.

Với kinh nghiệm có vẻ dày dạn của mình, ông Feng cho rằng có lẽ Facebook nên cân nhắc vấn đề offshoring (là hình thức sử dụng các nguồn lực từ nước khác, không phụ thuộc vào việc các nguồn lực đó có thuộc về cơ cấu tổ chức của mình hay không).

Ông nói: "Facebook có thể sử dụng đội ngũ kiểm duyệt nội dung là người tại Trung Quốc. Chúng tôi có thể giúp về vấn đề này. Việc giám sát các nội dung trên Facebook dễ hơn việc giám sát các nội dung của chúng tôi khá nhiều".

Theo VnReview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mùa Xuân trở lại

GD&TĐ -Mùa Xuân trên bản Sịa thường đến muộn cả tháng trời. Khi nơi nơi đang rộn rã đón mùa Xuân và Tết cổ truyền thì bản Sịa vẫn còn ngủ im trong băng giá.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Đường đến thành công

GD&TĐ - Dưới cái nắng như thiêu đốt mặt đất, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Zhou Quan và Meng Lu rời khỏi vùng núi hẻo lánh của huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.