Tác động của stress học đường đối với trẻ em và xã hội Australia
Độ tuổi thanh thiếu niên là một giai đoạn rất quan trọng để có thể can thiệp bởi vì những hành vi liên quan tới sức khỏe được thiết lập trong giai đoạn này thường được mang theo trong cuộc sống sau đó.
Gần một nửa số học sinh Australia cảm thấy rất căng thẳng khi học, so với mức trung bình của thế giới là 37%. Dựa trên đánh giá của Tổ chức OECD, 67% học sinh
Australia cho biết rất lo lắng trước kỳ thi thậm chí đã chuẩn bị tốt, trong khi đó tỷ lệ trung bình của thế giới là 56% (64% đối với nữ và 47% đối với nam). Điều này gây ra những tác động sau:
Thứ nhất là tỷ lệ bỏ học. Căng thẳng học đường đã “tiêu hủy” động lực học tập và tăng nguy cơ bỏ học. Năm 2014,
Australia có gần 38.000 học sinh bỏ học ở tuổi 19, gây thiệt hại 315 triệu đô la Australia mỗi năm. Việc bỏ học cũng có tác động lớn hơn đối với xã hội như thất nghiệp, nghèo đói, ít tham gia vào các quá trình chính trị, hoặc đóng góp cho cộng đồng…
Thứ hai là thành tích học tập. Ở Australia, những học sinh gặp khó khăn thường có thành tích học tập thấp hơn. Thông thường học sinh có được những cảm xúc tích cực trong lớp học thường năng nổ hơn. Tại trường trung học, stress còn tác động xấu tới sức khỏe tâm thần và làm thành tích học tập giảm xuống vì các em sẽ tập trung khó hơn, gặp khó khăn khi hoàn thành các nhiệm vụ tại trường, gặp rắc rối trong các mối quan hệ xã hội, trong việc tự học cũng như có nguy cơ cao thực hiện các hành vi sai trái.
Thứ ba là hành vi liều lĩnh. Sử dụng chất gây nghiện được xem là một cách chủ yếu để quản lý căng thẳng ở học sinh lớp 11 tại Mỹ. Ở Canada, học sinh cảm thấy gắn kết với trường học thường có sức khỏe tốt hơn, tự trọng cao hơn, ít lo lắng và ít hút thuốc, uống rượu và có quan hệ với những kẻ phạm tội.
Trường học hỗ trợ được học sinh nhiều hơn nhờ yoga
Các trường có thể thay đổi chính sách giáo dục và thực hành để giải quyết nhu cầu của học sinh đang có nguy cơ thất bại trong học tập. Mức độ stress của học sinh liên quan tới việc các em cảm nhận mình được hỗ trợ như thế nào từ giáo viên và nhà trường chứ không phải từ số giờ học hay những bài kiểm tra thường xuyên.
Luyện tập yoga hay thực hành chánh niệm đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây dưới dạng quản lý stress ở
Australia. Những bài tập này giảm các dấu hiệu sinh lý gây ra stress ở nhiều tầng lớp dân số khác nhau.
Việc giao tiếp dựa trên chánh niệm (tập trung nhận thức vào khoảnh khắc hiện tại, biết và chấp nhận những cảm giác, ý nghĩ của mình diễn ra mà không đưa ra phán xét) tăng cường khả năng phục hồi cho sinh viên đại học năm đầu tiên và sinh viên có hoạt động thể chất mức trung bình hay mạnh mẽ đều cho biết ít lo lắng về việc học hơn.