Trung Quốc: Nhiều phụ nữ phải tự giảm giá trị để tìm chồng

Trung Quốc thừa nam giới nhưng nghịch lý đang xảy ra khi nhiều phụ nữ phải tự giảm giá trị mới có thể tìm được chồng.

Trung Quốc: Nhiều phụ nữ phải tự giảm giá trị để tìm chồng
Che giấu tính cách thật bằng vẻ dịu dàng, nữ tính

Khi June Ding đi chơi với một người đàn ông Trung Quốc, cô cố gắng tỏ ra nữ tính nhiều nhất. Thay vì đeo một chiếc nhẫn và dây chuyền cũng như ăn mặc một cách cá tính giống mọi khi, hôm nay June mặc áo khoác len và quàng khăn của mẹ. Trong suốt buổi tối, cô cẩn thận lắng nghe người đàn ông nói chuyện, tỏ ra thích thú với mọi điều anh ta nói và phản ứng với đầy đủ những sắc thái biểu cảm để đảm bảo rằng anh ta thấy mình là một thiên tài.

Điều này cũng tương tự với Beijinger, 27 tuổi, người rất dễ thương và sắc sảo, học rất giỏi và tốt nghiệp đại học Yale, nơi cô kiếm được bằng cử nhân và bằng sau đại học về luật. Cô làm việc một thời gian ngắn tại một công ty luật thành phố New York trước khi bị cha mẹ lôi về Trung Quốc để thực hiện “nghĩa vụ” phải kết hôn.

1524087347781.jpg

“Hãy chú ý đến tiếng cười của con!”, mẹ June cảnh báo khi cô chuẩn bị cho một buổi hẹn hò. Bà yêu cầu cô thay tiếng cười khanh khách vô tự lự của cô bằng nụ cười mỉm như Mona Lisa. 
Đây chính là một ví dụ điển hình về những trở ngại mà phụ nữ Trung Quốc có bằng cấp cao có thể gặp phải khi tìm kiếm một người bạn đời để tiến tới hôn nhân. Hầu hết đàn ông mà June đang được giới thiệu đều không quan tâm đến hẹn hò bình thường. Họ đang tìm một người vợ thục nữ, hay đỏ mặt, dịu dàng và đảm đang. 
June tiếp xúc với một nền văn hóa hẹn hò nước ngoài, kỳ vọng vào tình cảm lãng mạn cũng như đề cao cái tôi khiến cô trở thành bất thường ở Trung Quốc hiện đại, nơi hôn nhân và yêu đương kiểu truyền thống vẫn thống trị cho dù kinh tế và vật chất của Trung Quốc đã thay đổi vượt bậc trong những thập kỷ gần đây nhưng về mặt xã hội vẫn tụt lại phía sau. 
Gia đình vẫn được xem là nền tảng xây dựng một xã hội ổn định ở Trung Quốc. Mọi cá nhân đều hiểu vị trí của mình và hoàn thành vai trò đó. Hôn nhân là một thỏa thuận thực dụng đạt được giữa hai bên cha mẹ để đảm bảo người thừa kế, nối dõi cho gia đình của chú rể.
 Nghịch lý “phụ nữ còn sót lại”

Trung Quốc hiện là một trong những nước có tỷ số giới tính mất cân bằng nhất trên thế giới với khoảng 114 bé trai/100 bé gái. Phần lớn những người đàn ông “thừa” này sống ở những vùng nông thôn nghèo khổ đang chăm sóc các trang trại gia đình. Họ không hy vọng tìm kiếm được căn hộ và xe hơi riêng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nhà gái. Kết quả là, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30- 40 triệu đàn ông có thể sẽ không bao giờ kết hôn. Đó là một sự thay đổi lớn trong một nền văn hóa- nơi mà hôn nhân là phổ biến.

Nhưng trong xã hội thừa đàn ông ấy, vẫn có những nữ giới ở nhóm nhỏ hơn, cũng khó tìm ra đối tượng kết hôn. Những phụ nữ như June, họ học cao, thành công và giỏi giang hơn nhiều người đàn ông ở Trung Quốc.

1524012942189.jpg

 Áp lực nhân khẩu học của xã hội một con đã thực sự gia tăng các nghĩa vụ đối với cả hai giới, mặc dù thanh niên hiện nay được sinh ra trong một thế giới tự do, thịnh vượng hơn so với thế giới của cha mẹ. Nhưng vì Trung Quốc không có hệ thống phúc lợi đầy đủ, phụ huynh dựa vào con cái để được chăm sóc lúc tuổi già.
 Khi nói đến hôn nhân, phụ nữ thường quên đi những ham muốn riêng của mình, tôn trọng mong muốn của cha mẹ và người chồng tương lai, cho dù mức độ tài chính và nền tảng giáo dục mà họ đang nắm giữ đã rất cao. Những người không tuân thủ được gọi là sheng nu hoặc “phụ nữ còn sót lại” sẽ có khả năng khó lấy được chồng. 
Phải kết hôn và nhanh chóng có một đứa trẻ chào đời là sự đòi hỏi vĩnh viễn của cha mẹ. Người thân nói về nó liên tục, hàng xóm không ngừng hỏi thăm. Nhiều người trẻ Trung Quốc nói rằng, cha mẹ ép họ gặp gỡ những “đối tác tiềm năng” hầu như mỗi ngày. 
Theo Leta Hong Fincher, tác giả của một cuốn sách về “phụ nữ còn sót lại”, cho biết, các chiến dịch truyền thông của nhà nước Trung Quốc cũng góp phần gây áp lực cho nhiều phụ nữ. Những nỗ lực này có thể khiến phụ nữ độc thân phải từ chối các chương trình học tập hoặc theo đuổi sự nghiệp để tập trung vào việc tìm một người bạn đời.
Theo Phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ