Trung Quốc muốn làm tàu vũ trụ lớn nhất thế giới

Quốc gia đông dân nhất thế giới đang có dự án chế tạo tàu vũ trụ thương mại lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khả năng thực tế của họ khiến nhiều người nghi ngờ.

Trung Quốc muốn làm tàu vũ trụ lớn nhất thế giới

Theo New Scientist, một công ty Trung Quốc đang có ý định thiết kế tàu vũ trụ có thể mang theo 20 hành khách vào không gian.

Học viện Công nghệ của Trung Quốc đang hậu thuẫn công ty thiết kế 2 phiên bản tên lửa làm động cơ đẩy cho loại tàu vũ trụ này.

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người đặt nghi vấn về tham vọng chế tạo con tàu vũ trụ khổng lồ này.

Hồi tuần trước, chuyên gia tên lửa Lui Haiquang đã trình bày dự án này tại Đại hội Du hành vũ trụ quốc tế ở Guadalajara, Mexico. Lui chia sẻ rằng thiết kế của con tàu này có thể được mở rộng để chứa thêm hành khách.

Trưởng nhóm Han Pengxin nói với New Scientist rằng các thử nghiệm trên mặt đất đã được hoàn thành, và ông hy vọng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành trong 2 năm nữa. Han cho biết, những thử nghiệm có tải trọng có thể được tiến hành vào năm 2020.

Nếu những chuyến đi này an toàn, họ sẽ bắt đầu thực hiện đưa người vào vũ trụ với giá từ 200.000 đến 250.000 USD cho mỗi hành khách, theo The Verge.

Trung Quoc muon lam tau vu tru lon nhat the gioi - Anh 1

Trung Quốc muốn chế tạo tàu vũ trụ lớn nhất thế giới. Ảnh: The Verge.

Nhiều công ty hàng không vũ trụ khác trên thế giới cũng có tham vọng tương tự.

SpaceShipTwo của Virgin Galactic có kế hoạch đưa 6 hành khách vào thám hiểm vũ trụ. Tuy nhiên, dự án của Trung Quốc có tham vọng chuyên chở nhiều hành khách hơn so với SpaceShipTwo.

"Con tàu của chúng tôi sẽ cất cánh theo chiều dọc như tên lửa mà không cần đường băng", Han nói với New Scientist.

Học viện Công nghệ của Trung Quốc đã cùng với công ty trên thiết kế 2 phiên bản của chiếc tàu vũ trụ, bao gồm một thiết kế 10 tấn chở theo 5 người lên độ cao 100 km và một phiên bản 100 tấn đưa 20 hành khách lên độ cao 130 km.

Cả hai phiên bản này đều có thể tái sử dụng, riêng phiên bản lớn có khả năng dùng để đưa các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo.

Roger Launius thuộc bảo tàng Vũ trụ quốc gia Mỹ ở Washington nói với New Scientist rằng dự án này là một "sáng kiến thú vị" dù cho báo cáo tại sự kiện tuần trước ở Mexico còn thiếu các thông số kỹ thuật quan trọng.

"Phác họa và nói bao giờ cũng dễ hơn bắt tay vào xây dựng", Roger nhận định.

Theo ICTNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.