Trung Quốc mở rộng thêm cánh cửa đại học với sinh viên nông thôn

Trung Quốc mở rộng thêm cánh cửa đại học với sinh viên nông thôn

(GD&TĐ) - Các trường đại học lớn tại Trung Quốc được yêu cầu tăng số lượng tuyển sinh từ khu vực nông thôn trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy bình đẳng giáo dục. Trong khi đó, các chuyên gia giáo dục đề nghị chính phủ có chính sách dài hạn cải thiện giáo dục cho sinh viên nông thôn.

Chính phủ Trung Quốc gần đây cam kết sẽ tăng cơ hội học đại học cho sinh viên khó khăn tại khu vực nông thôn. Chính phủ quyết định tăng chỉ tiêu sinh viên từ khu vực kém phát triển nhất vào học tại những trường đại học chính lên 30.000 trong năm nay, vượt xa mục tiêu ban đầu là 10.000 chỉ tiêu.

Số chỉ tiêu bổ sung sẽ được cấp hầu hết cho khu vực trung và phía tây, nơi số trường đại học và cao đẳng có hạn và cạnh tranh tấm vé đại học rất căng thẳng. 

Trung Quốc mở rộng thêm cánh cửa đại học với sinh viên nông thôn ảnh 1
Tân sinh viên nông thôn lên thành phố nhập học tại tỉnh Tứ Xuyên

Để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giáo dục, Trung Quốc công bố dành 10.000 chỉ tiêu tại các đại học danh tiếng cho sinh viên khu vực rất nghèo nàn mỗi năm. Một cán bộ tuyển sinh tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, giấu tên, cho biết đối tượng tuyển “đặc cách” là từ khu vực miền trung và phía tây như các tỉnh Hồ Nam và Tứ Xuyên. “Trường chắc chắn sẽ tiếp tục tuyển sinh ở khu vực kém phát triển trong năm nay với mục tiêu tuyển sinh nhiều tham vọng của quốc gia” – vị này cho biết – “Hầu hết các khoa trong các trường đại học trong chương trình tuyển sinh sinh viên nông thôn này đều liên quan tới khoa học nông nghiệp như thú y, trồng trọt – rất hữu ích cho phát triển địa phương nếu họ quay về làm việc ở quê nhà”.

Tan Zheng, một giáo viên tại hạt Qianxi, tỉnh Quý Châu phía tây nam TQ, cho biết 2 học sinh của mình được Đại học Quý Châu tuyển sinh qua chương trình ưu tiên tuyển sinh ở nông thôn. Cả hai đều có kết quả học tập tốt nhưng không đủ điểm vào đại học vì mức độ cạnh tranh quá cao – Tan cho biết. Tan tin rằng chương trình này sẽ mang lại cơ hội thứ hai cho những người không có kết quả thi cao chót vót. “Điều này rất quan trọng với học sinh nông thôn bởi chúng thực sự học rất chăm chỉ ở trường” – Tan nói.

Chu Zhaohui, nghiên cứu viên tại Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia, nhận xét tỉ lệ sinh viên từ khu vực nông thôn Trung Quốc vào học các trường đại học danh tiếng rất thấp. “Tình trạng không công bằng này có gốc rễ từ sự khác biệt lớn trong giáo dục cơ bản giữa khu vực nông thôn và thành thị” – ông Chao nói. Ví dụ Trung Quốc cần tăng cường đội ngũ giáo viên hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng tại khu vực nông thôn.

Ngay cả khi đã được ưu tiên tuyển sinh thì việc đáp ứng yêu cầu tuyển sinh tối thiểu cũng vượt quá khả năng của nhiều học sinh nông thôn. Một cán bộ cơ quan Khảo thí tại hạt Taibai, tỉnh Thiểm Tây, người không muốn tiết lộ danh tính, cho biết 45 học sinh hạt này đăng kí tuyển sinh năm nay, giảm so với năm 2012. Lí do giảm là bởi năm ngoái, toàn bộ những học sinh đăng kí đều không đáp ứng được chuẩn đầu vào những trường đại học nổi tiếng.

Li Changan, giáo sư chính sách công tại Đại học Kinh doanh và kinh tế Quốc tế tại Bắc Kinh, nói rằng khu vực kém phát triển, song hành với nguồn lực cho giáo dục ít hơn, được hưởng lợi từ chính sách ưu tiên tuyển sinh khu vực nông thôn. Nhưng về lâu dài, cần có chính sách ưu đãi hơn nâng cấp nguồn lực giáo dục tại những khu vực kém phát triển như xây dựng thêm các trường đại học hàng đầu tại đây.

Bảo Chi (Tổng hợp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.