Trung Quốc khởi động mặt trời nhân tạo

GD&TĐ - Tại Viện Khoa học Vật lý Hợp Phì, Trung Quốc, một phòng thí nghiệm phản ứng tổng hợp hạt nhân cho lò tokamak siêu dẫn tiên tiến (EAST), hay còn gọi là “mặt trời nhân tạo của Trung Quốc” đã được khởi động.

Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc.
Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc.

Theo Phó Giám đốc Song Yuntao của Viện trên, thử nghiệm này nhằm nâng cấp hệ thống sưởi phụ trợ EAST để làm cho mặt trời nhân tạo “nóng hơn” và “bền hơn”. Cuộc thử nghiệm dự kiến kéo dài trong nửa năm.

Lò phản ứng EAST được thiết kế để tái tạo quá trình tổng hợp hạt nhân do mặt trời này thực hiện. Kể từ lần đầu tiên đi vào hoạt động năm 2006, EAST đã là một nền tảng thử nghiệm mở cho các nhà khoa học Trung Quốc và quốc tế tiến hành các thí nghiệm liên quan đến nhiệt hạch.

EAST đã lập một số kỷ lục về thời gian lưu giữ plasma cực nóng, nó đã đạt được nhiệt độ cao nhất là 160 triệu độ C, nóng hơn mặt trời gấp 3 lần.

EAST là một trong 3 tokama nội địa lớn hiện đang được vận hành tại Trung Quốc. Đây là một phần của cơ sở Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế và sẽ trở thành lò phản ứng tổng hợp hạt nhân lớn nhất thế giới khi bắt đầu hoạt động vào năm 2035.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.