Trung Quốc: Giáo dục đổi mới phương pháp "hút" học sinh gia đình trung lưu

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc quay lưng với hệ thống giáo dục công lập nổi tiếng hà khắc, tạo gánh nặng cho phụ huynh, học sinh.

Nền giáo dục Trung Quốc đang tạo áp lực lớn cho phụ huynh, học sinh.
Nền giáo dục Trung Quốc đang tạo áp lực lớn cho phụ huynh, học sinh.

Bên cạnh các trường tư thục như trường quốc tế, cha mẹ nước này đang hướng sự chú ý vào mô hình trường học với phương pháp giáo dục đổi mới.

Khi chị Zhang Fen cùng con trai Tian Tian, học sinh lớp 2, đến tham quan Trường học Hạnh phúc, bà mẹ đã nghĩ: “Đây chính là ngôi trường dành cho chúng ta”. Tại đây, học sinh dành ít thời gian cho hạnh phúc nhưng nhận về nhiều hạnh phúc và tự do hơn.

Tại Bắc Kinh, một năm học tại Trường học Hạnh phúc, hoặc các trường tương tự, thường dao động từ 70.000 đến 100.000 nhân dân tệ (từ 11.000 đến 15.730 USD). Dù chi phí cao, những trường này vẫn thu hút các gia đình trung lưu từ năm 2005.

Tian Tian đã học 2 năm tại một trường công lập danh tiếng ở quận Haidian, Bắc Kinh nhưng cậu bé bị bắt nạt và khó kết bạn với mọi người ở trường. Khi chuyển sang Trường học Hạnh phúc, Tian Tian được trải nghiệm môi trường học tập thân thiện hơn.

Theo phương pháp giáo dục đổi mới, Trường học Hạnh phúc không có bảng xếp hạng hay kỳ thi. Sách giáo khoa theo chương trình phổ thông hiếm khi được sử dụng. Thay vào đó, giáo viên sử dụng tài liệu gốc để dạy mọi thứ, từ sự kiện thời sự đến các tác phẩm kinh điển.

Bất chấp độ phổ biến ngày càng tăng của mô hình giáo dục đổi mới, những vấn đề về tính hợp lệ và sự công nhận của công chúng vẫn gây ra tranh cãi. Mô hình trường học này không được ký với chính quyền trung ương và không thể tự xưng là trường học chính thức. Thay vào đó, các trường phải hoạt động dưới tư cách “xue tang”, tên gọi dành cho các trường tư thục truyền thống.

Dù vậy, các trường học đổi mới vẫn mở rộng hoạt động ra ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, bốn khu vực đô thị lớn của Trung Quốc. Ví dụ, tại thành phố Đại Lý, Trường Mao Mao Guo Er là một trong những trường đổi mới nổi tiếng nhất địa phương.

Trường tự mô tả là “cộng đồng giáo dục gồm 180 trẻ từ 2 đến 12 tuổi và hơn 40 giáo viên. Được thành lập vào năm 2012, trường tập trung vào khả năng trải nghiệm hạnh phúc của học sinh Trung Quốc và thúc đẩy động lực học tập suốt đời. Tuy nhiên, chi phí học tập tại Mao Mao Guo Er tương đối đắt đỏ.

Ví dụ, học phí và phí dịch vụ hàng tháng đối với một học sinh mầm non nhà trường là 4.500 nhân dân tệ (708 USD), cao gấp đôi so với thu nhập bình quân hàng tháng của người dân Đại Lý.

Không chỉ là thách thức tài chính đối với phụ huynh, các trường học đổi mới không đủ sức giữ chân giáo viên trong thời gian dài vì nhiều người cho rằng không được trả lương xứng đáng. Hiện nay, mức lương của hầu hết giáo viên nhà trường là 3.000 nhân dân tệ mỗi tháng, mức lương trung bình đối với giáo viên Trung Quốc hiện nay.

Trong một thông báo tuyển dụng vào năm 2020, Mao Mao Guo Er đã liệt kê các yêu cầu đối với ứng viên gồm “tràn đầy năng lượng”, “học tập suốt đời” và “tình yêu dành cho trẻ em”. Kinh nghiệm giảng dạy hoặc chứng chỉ là không bắt buộc, nhưng ứng viên cần có “niềm tin vào bản thân với tư cách giáo viên”.

Dù đáp ứng những tiêu chí trên, giáo viên thường không gắn bó lâu dài với nhà trường. Nhiều giáo viên chỉ là khách du lịch, ở lại Đại Lý vài năm trước khi chuyển đi nơi khác. Cũng giống với giáo viên, dù đánh giá cao mô hình học tập này, nhiều phụ huynh không lựa chọn cho con cái gắn bó lâu dài.

Sau bốn năm học ở trường học đổi mới, chị Zhang đã đăng ký cho Tian Tian vào một trường công lập trong năm cuối tiểu học, giống 30 bạn cùng lớp. “Sau quãng thời gian tích cực tại Trường học Hạnh phúc, Tian Tian phải đối mặt với sự cạnh tranh trong học tập của hệ thống trường công lập”, bà mẹ thừa nhận.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...