Trung Quốc đưa người vào không gian sau gần 5 năm

GD&TĐ - Trong vài ngày mới, tàu vũ trụ của Trung Quốc sẽ được phóng từ sa mạc Gobi, đưa 3 phi hành gia lên một module không gian quay quanh quỹ đạo trong thời gian 3 tháng.

Màn hình khổng lồ chiếu những hình ảnh về trạm vũ trụ Thiên Hà của Trung Quốc tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh.
Màn hình khổng lồ chiếu những hình ảnh về trạm vũ trụ Thiên Hà của Trung Quốc tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh.

Đây là lần đầu tiên sau gần 5 năm Trung Quốc đưa con người vào không gian.

Trong số 11 sứ mệnh cần thiết để hoàn thành trạm vũ trụ của Trung Quốc vào năm 2022, có 4 sứ mệnh mang theo con người và tàu Thần Châu 12 sẽ là sứ mệnh thứ ba trong số 11.

Các phi hành gia Trung Quốc vẫn chưa được nhiều người trên thế giới biết đến.

Mỹ không cho phép NASA có bất kỳ mối liên hệ nào với Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa với việc các phi hành gia của quốc gia này không được đến Trạm Không gian Quốc tế (ISS) trong hơn 20 năm. Hơn 240 phi hành gia thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đã và đang lui tới ISS.

Vào tháng 5, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc về vũ trụ vào năm 2030, trở thành quốc gia thứ hai đặt tàu thám hiểm lên sao Hỏa, 2 năm sau khi hạ cánh con tàu vũ trụ đầu tiên ở mặt trăng.

Phi hành đoàn Thần Châu 12 sẽ sống trên Thiên Hà, một hình trụ có chiều dài 16,6m và đường kính 4,2m.

Thời gian lưu trú dự kiến của phi hành đoàn là 3 tháng, phá vỡ kỷ lục 30 ngày  thiết lập bởi sứ mệnh năm 2016 của các phi hành gia Trung Quốc.

Các blogger không gian của Trung Quốc suy đoán những phi hành gia tham gia vào sự mệnh lần này là Nie Haisheng (56 tuổi), Deng Qingming (55 tuổi) và Ye Guangfu (40 tuổi).

Ông Dương Lợi Vỹ - phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc chia sẻ rằng sứ mệnh Thần Châu 12 không có sự tham gia của các phi hành gia nữ nhưng dự kiến ​​sẽ tham gia vào những sứ mệnh tiếp theo.

Theo ABC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ