Trung Quốc: Dạy nghề mang lại việc làm cho người trẻ Tây Tạng

GD&TĐ - Tây Tạng hiện có hơn 10 cơ sở đào tạo nghề công lập với ít nhất một cơ sở ở mỗi khu vực cấp tỉnh. Các trường tư thục, cao đẳng đang mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề ngày càng tăng.

Lớp học nấu ăn tại Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Nagchu, Tây Tạng.
Lớp học nấu ăn tại Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Nagchu, Tây Tạng.

Dawa Puncog nhúng một con tôm đã luộc chín vào nước sốt salad, phủ bên ngoài là những miếng khoai tây chiên cắt nhỏ và bài trí trên đĩa.

Chàng trai 18 tuổi là một trong 39 sinh viên chuyên ngành Nấu ăn tại Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Nagchu, thành phố Nagchu, Tây Tạng. Tôm viền vàng là món ăn Puncog nấu giỏi nhất kể từ khi tham gia khóa đào tạo.

Kể từ khi nhập học năm 2020, Puncog, sống tại thị trấn Lhoma, Tây Tạng, đã học cách chế biến món ăn Trung Quốc. “Sau khi tốt nghiệp, tôi dự định tìm việc đầu bếp, mở một nhà hàng với ba người bạn cùng lớp”, anh Puncog cho biết.

Thông qua đào tạo nghề, người trẻ tại Tây Tạng được trao cơ hội theo đuổi sở thích, tìm kiếm công việc có thu nhập cao. Những người này không muốn ràng buộc với ruộng đất vì các thiết bị canh tác hiện đại đã thay thế sức lao động của con người.

Ông Qime Lhamo, Trưởng khoa Nấu ăn cho biết, khoa được thành lập vào năm 2015. Đến nay, nhiều học viên tốt nghiệp làm việc cho các công ty đường sắt, làm giáo viên hướng dẫn tại các trung tâm đào tạo khác.

Phó Hiệu trưởng He Weibo cho biết, trong 3 năm qua, hơn 70% học viên tốt nghiệp đã tìm được việc làm hoặc học thêm nâng cao tay nghề. Một số người bắt đầu kinh doanh, tạo nguồn cung lao động cho các thế hệ học viên tiếp theo.

Bên cạnh giảng dạy, Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Nagchu hợp tác với một học viện dạy nghề tại thủ phủ Lhasa, Tây Tạng. Học viên nhà trường sẽ được gửi đến Lhasa trong hai năm để trau dồi kinh nghiệm. Trường cũng liên kết với nhiều trường đối tác tại Quảng Đông hay Tứ Xuyên.

Ông Ding Tao, đại diện nhà trường, cho biết: “Học tập trao đổi có rất nhiều lợi ích. Một mặt, học viên giữa các trường có thể học hỏi lẫn nhau. Mặt khác, người trẻ Tây Tạng có thể trải nghiệm cuộc sống trong thành phố rộng lớn và mở mang vốn hiểu biết. Kinh nghiệm sẽ hữu ích cho sự phát triển của các em”.

Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Nagchu hiện đào tạo 11 chuyên ngành gồm chăn nuôi, thú y, y học Tây Tạng, hậu cần, điều dưỡng và nấu ăn cho hơn 4.000 sinh viên. Trường hợp tác với các doanh nghiệp tạo công việc cho học viên từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Ông Changchub Wangdu, chủ một nhà hàng ẩm thực Tây Tạng, cho biết, quán đã thuê 5 học viên tốt nghiệp từ trường, trong đó 2 người đang được đào tạo làm đầu bếp. Nhân viên học việc được trả khoảng 640 USD (khoảng 14 triệu đồng) một tháng trong khi bếp trưởng có thể kiếm gần 1.900 USD (khoảng 43 triệu đồng).

“Với những học viên có thành tích tốt, tôi sẵn sàng tăng lương gấp đôi, cho họ làm đầu bếp. Việc thuê học viên trường nghề tại địa phương giúp giảm chi phí tuyển dụng. Hơn nữa, họ sẵn sàng làm việc lâu dài”, ông Wangdu nhận xét.

Ông Dawa Cering, Phó Trưởng phòng Nhân sự và An sinh xã hội tại Tây Tạng, cho biết, khu vực này đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhiều công ty thiếu lao động lành nghề nên cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng trong thời gian tới.

Theo China Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.