Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh thương mại với Mỹ

GD&TĐ - Bắc Kinh đã lựa chọn nhiều biện pháp hiệu quả nhằm sẵn sàng phản ứng nếu chiến tranh thương mại với Mỹ nổ ra.

Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh thương mại với Mỹ

Tờ Financial Times (FT) nhận xét: Trung Quốc đã phát triển các biện pháp mạnh mẽ nhằm đề phòng một cuộc chiến tranh thương mại mới với Mỹ, nếu tổng thống mới đắc cử Donald Trump cố gắng nối lại tình trạng đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Kể từ chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử năm 2016 của ông Trump, Trung Quốc đã phải đối mặt với làn sóng bảo hộ thương mại: thuế quan cao hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với đầu tư nước ngoài và các lệnh trừng phạt nhằm vào nhiều công ty Trung Quốc.

Những biện pháp nói trên đã trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với Bắc Kinh, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế nước này đang xấu đi.

Tuy nhiên trong 8 năm qua, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh đáng kể khi thông qua luật cho phép hạn chế công ty nước ngoài tiếp cận thị trường, áp đặt những lệnh trừng phạt của riêng mình và thao túng các chuỗi cung ứng quan trọng nhằm gây sức ép ngược lên Hoa Kỳ.

Trong khi Tổng thống Joe Biden vẫn duy trì nhiều hạn chế do chính quyền cũ áp đặt, bản thân ông Trump đã vạch ra một lộ trình thậm chí còn cứng rắn hơn và bắt đầu tập hợp một đội ngũ sẽ hỗ trợ việc gia tăng áp lực lên Trung Quốc.

Nhưng hiện Bắc Kinh đã có sẵn các công cụ pháp lý mới, chẳng hạn như “Luật trừng phạt nước ngoài”, cho phép họ phản ứng trước hạn chế từ những quốc gia khác, cũng như “Danh sách các tổ chức không đáng tin cậy”, bao gồm nhiều công ty nước ngoài bị xem là mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Các quy định kiểm soát xuất khẩu mở rộng cho phép Trung Quốc tận dụng vị thế thống trị của mình trong việc cung cấp đất hiếm và lithium - những vật liệu quan trọng đối với công nghệ tiên tiến - có thể mang lại đòn bẩy mạnh mẽ.

180717103755-gfx-trade-war-trump-usa-china-cracked.jpg
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ lại bùng nổ khi ông Trump quay lại Nhà Trắng?

Giới chuyên gia lưu ý rằng nhiều người đã đánh giá thấp những hậu quả tiềm ẩn của các biện pháp trả đũa mà Trung Quốc có thể đưa ra.

Người đứng đầu bộ phận Trung Quốc của Công ty tư vấn Control Risks - ông Andrew Gilholm đã hướng sự chú ý đến một số biện pháp trừng phạt mang tính biểu tượng.

Ví dụ, Bắc Kinh đã cấm các công ty của mình bán những bộ phận chính cho nhà sản xuất máy bay không người lái Skydio của Mỹ, trong khi doanh nghiệp trên lại là đơn vị cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Một ví dụ khác là mối đe dọa đưa PVH vào danh sách đen, đây là công ty sở hữu thương hiệu Calvin Klein và Tommy Hilfiger, có thể khiến họ mất quyền tiếp cận thị trường khổng lồ với 1,4 tỷ dân.

Trung Quốc cũng đang thực hiện các bước đi để tăng cường chuỗi cung ứng công nghệ và tài nguyên của riêng mình nhằm giảm sự phụ thuộc vào các công ty Mỹ, đồng thời mở rộng hợp tác với những nước có lập trường trung dung hơn trong quan hệ với Washington.

Tuy nhiên mối đe dọa về thuế quan sâu rộng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc có thể lên tới 60% vẫn là rủi ro thực sự cho Bắc Kinh, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển chậm lại, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy giảm, cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên.

Nếu Mỹ bị coi là đối tác thương mại không đáng tin cậy, điều này có thể thúc đẩy các nền kinh tế hàng đầu khác tăng cường quan hệ với Trung Quốc để tìm kiếm thị trường xuất khẩu ổn định và sinh lợi, tạo ra cán cân quyền lực mới trong thương mại toàn cầu.

Trung Quốc là yếu tố mạnh mẽ chi phối thị trường vàng thế giới.
Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.