Trung Quốc có thể kiểm soát được biến thể Delta, WTO giục hoãn tiêm vắc xin liều 3

GD&TĐ - Theo Worldometer, số ca mắc Covid-19 toàn cầu hiện là hơn 213,2 triệu ca, gồm gần 479 ngàn ca mới. Số ca tử vong là 4.452.157, gồm 7.431 ca mới.

Ai Cập tiêm vắc xin cho người dân.
Ai Cập tiêm vắc xin cho người dân.

Tại Ai Cập, Bộ trưởng Y tế Hala Zayed cho biết nước này sẽ tiêm chủng cho tất cả 4,5 triệu nhân viên nhà nước vào tháng 8 và tháng 9 nhằm chống lại Covid-19 trước khả năng đối mặt với đợt lây nhiễm thứ 4.

Bà Hala Zayev nói rằng tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở Ai Cập còn thấp nhưng đã bắt đầu tăng vào tuần trước và số ca mắc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian. Hiện nay, khoảng 7,5 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 liều.

Ai Cập đã ghi nhận 286.352 ca mắc Covid-19, trong đó có 16.674 ca tử vong. Tuy nhiên, các quan chức cho biết số ca mắc thực sự cao hơn nhiều do tỷ lệ xét nghiệm thấp.

Tại Trung Quốc, theo Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC), hôm qua (23/8), lần đầu tiên kể từ tháng 7, nước này không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Thành công này có được khi các nhà chức trách tăng cường nỗ lực để đưa ca mắc Covid-19 về 0.

Ổ dịch được phát hiện tại sân bay ở thành phố Nam Kinh đã lây lan ra 1 nửa trong số 31 tỉnh của nước này, khiến 1.200 nhiễm. Chính quyền phản ứng bằng cách phong tỏa nghiêm ngặt hàng chục triệu cư dân, thực hiện chiến dịch kiểm tra, truy tìm quy mô lớn và hạn chế đi lại trong nước. Số ca mắc từ dó giảm đều đặn cho tới hôm qua khi không có ca mắc nào trong cộng đồng. Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới kiểm soát được đợt bùng phát Covid-19 với biến thể Delta.

Tại Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo hôm qua kêu gọi các bệnh viện tiếp nhận thêm bệnh nhân Covid-19 vì tình trạng lây nhiễm ngày càng gia tăng khiến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc ngày khó khăn hơn.

Cứ khoảng 10 người mắc thì 1 người phải nhập viện ở Tokyo. Hãng thông tấn Kyodo cho biết, với tình trạng lây nhiễm không có dấu hiệu chậm lại, chính phủ đang xem xét mở rộng các khu vực được áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Hiện tại các biện pháp này được áp dụng tại 13 quận, gồm Tokyo.

Trong khi đó số ca lây nhiễm ở Nhật đang lập kỷ lục hàng ngày, số ca tử vong chỉ chiếm ¼ so với kỷ lục 216 ca tử vong trong ngày vào 15/8 do nhiều người được tiêm chủng hơn.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua cho biết những mũi tiêm Covid-19 tăng cường nên được hoãn lại để nâng tỷ lệ tiêm vắc xin ở những nước mới có 1-2% dân số được tiêm.

Ông cho biết nếu tỷ lệ tiêm vắc xin không được nâng cao trên toàn cầu, các biến thể Covid-19 mạnh hơn sẽ phát triển. Vắc xin dùng để tiêm tăng cường nên được tặng cho các nước mà người dân chưa được tiêm liều thứ nhất hoặc liều thứ 2.

Tuần trước, WHO nói rằng dữ liệu hiện tại không chỉ ra rằng tiêm vắc xin tăng cường là cần thiết và những người dễ tổn thương trên thế giới nên được tiêm đầy đủ trước khi các nước có thu nhập cao triển khai tiêm tăng cường.

Hiện một số quốc gia đã có kế hoạch tiêm vắc xin tăng cường mũi thứ 3 như Mỹ, Israel, Hungary…

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Việc tham gia các giải chạy hoặc tập các môn thể thao cần phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và tính chất công việc. Ảnh: H.Y

Hiểm họa từ tập thể dục quá sức

GD&TĐ - Hoạt động thể dục có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu tập quá sức có thể khiến cơ thể đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí tử vong.