Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp khi ai đó dường như cứ nhất định phải phá hoại cuộc sống của bạn và bạn thậm chí không thể hiểu nổi tại sao? Đây là một quy tắc chung: Nếu một người không thích bạn mà không hề có một lý do hợp lý, điều đó không có nghĩa là anh ta không thích bạn mà có thể anh ta không thích chính bản thân mình. Bạn muốn tôn trọng mọi người nhưng nếu bạn không tôn trọng chính bản thân mình, bạn lấy gì để tôn trọng người khác?
Vậy làm sao để khiến những "kẻ phá hoại" này không làm hỏng mọi thứ một cách dễ dàng? Sau đây là 9 nguyên tắc này thực sự đơn giản, nhanh chóng và nó hiệu quả trong mọi mối quan hệ – cả quan hệ công việc lẫn quan hệ cá nhân.
Nguyên tắc 1: Thiết lập quan hệ tình cảm có đi có lại
Bạn đã bao giờ được những người mà bạn không thực sự thích khen ngợi hay xin lời khuyên chưa? Bạn không thể ghét một người không chỉ thích mà còn tôn trọng bạn nữa, đúng không? Bạn đột nhiên buộc phải đánh giá lại cảm giác của bạn dành cho anh ta. Bạn chợt thích anh ta hơn rất nhiều.
Sau tất cả, bạn không muốn tin rằng anh ta thật ngu ngốc khi thích và tôn trọng bạn, kể từ khi anh ta đánh giá cao bạn! Hiện tượng này được gọi là quan hệ tình cảm có đi có lại, có nghĩa là chúng ta có xu hướng thích, tôn trọng, ngưỡng mộ ai đó khi nhận thấy họ cũng thích, tôn trọng và ngưỡng mộ mình.
Để ứng dụng nguyên tắc này, hãy nói với người thứ ba (có thể là một người bạn chung) rằng bạn chân thành thích và tôn trọng kẻ phá hoại của bạn, có thể thể hiện sự ngưỡng mộ chân thành trước những thành quả mà cô ta đã đạt được hoặc những gì cô ta đang đại diện cho. Một khi bình luận của bạn đến được với cô ấy, bạn chỉ việc ngồi một chỗ và đợi xem điều gì sẽ xảy ra.
Bạn sẽ bất ngờ trước tốc độ chuyển từ kẻ phá hoại thành đồng minh của cô ấy. Cho dù đó là đồng nghiệp, quản lý, trợ lý, hàng xóm, một đứa trẻ hay người thợ sửa chữa ô tô của bạn,hãy nhớ một điều: Tất cả mọi người đều thích được ngưỡng mộ.
Nguyên tắc 2: Thể hiện sự nhiệt tình chân thành khi bạn chào đón một người
Một nụ cười có thể có tác dụng kỳ diệu, đặc biệt là với người có ý định phá hoại. Bất cứ khi nào gặp nhau, hãy dành cho anh ta một nụ cười chân thành hết sức có thể. Điều này gửi đi một thông điệp rằng bạn rất vui được gặp anh ta, đồng thời sẽ khiến anh ta có cảm giác tốt hơn về bản thân mình và chính bạn nữa. Tương tự như vậy, một nụ cười ấm áp sẽ khiến anh ta khó có thể có cảm giác rằng bạn đang đe dọa và càng khó nghĩ rằng bạn không thích anh ta.
Nguyên tắc 3: Hãy hỗ trợ
Nếu bạn biết rằng kẻ phá hoại đã mắc một sai lầm gì đó, hãy khẳng định với anh ta rằng ai cũng có thể mắc sai lầm như thế và khuyên anh ta đừng quá khắt khe với bản thân mình.Đừng bao giờ chỉ trích hay lên án. Trong trường hợp anh ta đang bất đồng với một người khác (chuyện này có thể thường xuyên xảy ra), hãy bảo vệ anh ta nếu bạn nghĩ rằng anh ta có phần đúng trong cuộc tranh luận.
Thường thì khi bạn và anh ta có mâu thuẫn, hãy cố nhớ rằng sẽ không có phần thưởng nào cho việc bạn đúng và thông minh hơn anh ta. Bạn sẽ không được gì cả. Tuy nhiên, nếu bạn thừa nhận rằng quan điểm của anh ta đúng đắn, sáng suốt và thú vị– dù bạn phải phản đối quan điểm đó – bạn sẽ giành được mọi thứ.
Nguyên tắc 4: Hãy mang lại cho kẻ phá hoại lợi ích của việc nghi ngờ
Nếu bạn mong chờ những điều tồi tệ nhất từ kẻ phá hoại, bạn sẽ nhận được chúng. Bởi anh ta nhìn bạn qua một ống kính bị bóp méo, bạn cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh méo mó của anh ta qua ống kính đó. Nếu anh ta thể hiện thái độ thiếu tôn trọng bạn, hãy nhượng bộ một chút.
Nếu anh ta mượn của bạn thứ gì đó khi chưa được sự cho phép hay bỏ đi trước khi bạn kết thúc cuộc họp mà không có một lời giải thích hợp lý, hãy giả định là anh ta có một lý do đúng đắn. Nếu bạn phát hiện ra điều gì đó, đừng vội chất vấn. Đừng buộc tội hay tranh cãi. Thậm chí nếu động cơ của anh ta không mấy trong sáng, phản ứng của bạn cũng sẽ giúpthay đổi hành động của anh ta trong lần tới.
Nguyên tắc 5: Hãy cho anh ta thấy bạn ngưỡng mộ anh ta
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước những gì mình nhận được từ người khác nếu bạn chủ động thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với họ: Cám ơn. Tôi đánh giá cao những gì anh đã làm cho tôi. Cám ơn vì đã ở đây. Một vài từ đơn giản thể hiện sự ngưỡng mộ sẽ có thể giải quyết được vô số vấn đề nếu sau đó mối quan hệ giữa bạn và người đó gặp trục trặc. Bạn đang gửi vào ngân hàng một khoản đầu tư thiện chí và bạn sẽ tiếp tục nhận được lợi nhuận trong một thời gian dài.
Nguyên tắc 6: Nghệ thuật lắng nghe
Hãy tưởng tượng bạn đang nói chuyện với một người mà cho dù chuông điện thoại của anh ta liên tục reo nhưng anh ta vẫn quyết định không trả lời. Có thể bạn sẽ nói: "Anh có cần phải trả lời cuộc điện thoại đó không?" nhưng anh ta nói: "Hãy quên nó đi, tôi thực sự hứng thú với câu chuyện của anh." Điều này có mang lại cho bạn những cảm xúc tốt đẹp không?
Lắng nghe nửa vời hay đúng hơn là phớt lờ nửa vời sẽ khiến chúng ta cảm thấy mình không quan trọng hoặc đang bị coi thường. Có thể bạn từng đang nói chuyện với một ai đó tại một bữa tiệc, bạn chợt nhận ra ánh mắt anh ta lại nhìn về phía sau bạn, dù anh ta đang giả bộ lắng nghe bạn.
Lắng nghe – thực sự lắng nghe – là một cách thể hiện sự tôn trọng. Nếu ai đó đang nói chuyện với bạn, sẽ thật thiếu tôn trọng nếu bạn chỉ nghe bằng một tai còn tai kia hoặc mắt bạn dán vào màn hình ti vi, máy tính hay một tờ báo. Có thể nó chỉ là một điều nhỏ nhặt nhưng điều nhỏ nhặt ấy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hòa hợp giữa bạn và người khác.
Nguyên tắc 7: Hãy cho anh ta một cơ hội đóng góp cho cuộc sống của bạn
Không có cách nào để có được mối quan hệ tốt với mọi người tuyệt vời hơn là để họ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn và đầu tư bản thân họ vào bạn. Hãy xin lời khuyên từ một kẻ phá hoại. Đồng ý để anh ta cho đi mang lại cho anh ta cảm giác tốt và môi trường chia sẻ này giúp các bạn gần nhau hơn.
Khoa học nghiên cứu bản chất con người đã chỉ ra rằng con người thực sự ghét người khác hơn sau khi họ làm tổn thương người đó. Tại sao lại thế? Khi làm tổn thương người khác – dù là vô tình hay cố ý – chúng ta đã vô thức hướng mình đến cảm giác ghét người đó trong nỗ lực làm giảm bất đồng nhận thức.
Nguyên tắc này đúng cả trong hoàn cảnh ngược lại. Sau khi làm việc gì đó tốt cho một người, chúng ta lại trở nên yêu quý người đó hơn. Nếu chúng ta giúp người khác làm gì đó, chúng ta sẽ thường có những cảm xúc tích cực với họ hơn. Nếu bạn có thể khiến anh ta làm điều gì đó giúp bạn, anh ta sẽ có cảm giác ấm áp và thân thiện với bạn.
Nguyên tắc 8: Chia sẻ về bản thân bạn
Thậm chí dù đó không phải là một mối quan hệ cá nhân, hãy để cho người này tham gia một chút vào cuộc sống của bạn – chia sẻ một vài chuyện cá nhân, một vài chuyện có tính cộng hưởng cảm xúc. Bạn có thể thấy việc cố gắng để có một vài điểm chung trở nên dễ dàng hơn và bạn có thể tìm được điểm chung nào đó với hầu hết mọi người.
Khi sự tôn trọng lẫn nhau được hình thành, phần lớn những vi phạm nhỏ hoặc sơ suất bởi người khác sẽ được lọc thông qua thấu kính tôn trọng lẫn nhau. Sự hiểu nhầm hay những sai lầm trong giao tiếp trong tương lai sẽ được nhìn nhận là sự trung thực, vô ý gây nên sai lầm hơn là cố tình gây nguy hại. Bạn sẽ nhận ra rằng các tình huống có thể bị thổi phồng lên thành những vấn đề to tát sẽ tự động được giải quyết.
Nguyên tắc 9: Tập trung vào những điều tốt đẹp
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh một điều mà những trải nghiệm của bản thân chúng ta cũng đã chỉ cho ta thấy – bằng trực giác của mình, một người có thể cảm nhận được việc chúng ta có thích họ không mà không cần bất cứ một câu từ nào cả. Khi nói chuyện, hãy tập trung tinh thần vào những điểm tích cực của người đối diện, anh ta sẽ cảm thấy bạn thích anh ta – và, đổi lại, anh ta cũng sẽ thích bạn.
Tổng thống Mĩ Abraham Lincoln đã từng nói: "Tôi không thực sự thích người này, nên tôi cố gắng để tìm hiểu những điểm tốt ở anh ta." Benjamin Franklin cũng đã từng nói: "Hãy tìm hiểu những điểm tốt của người khác và họ cũng sẽ làm thế với bạn."
Nếu tìm kiếm những điểm tốt ở người khác, chúng ta sẽ tìm thấy chúng. Và khi làm điều đó, gương mặt của chúng ta sẽ bừng sáng bởi những cảm giác nồng ấm và tích cực.