Trợ lý Tổng thống Putin tiết lộ các điều khoản hòa bình trao cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 28/11, trợ lý Vladimir Medinsky của Tổng thống Putin tiết lộ các điều khoản hòa bình Nga trao cho Ukraine.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (giữa) chủ trì các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/3/2022. (Ảnh: AA/Getty Images)
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (giữa) chủ trì các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/3/2022. (Ảnh: AA/Getty Images)

Tháng 4/2022, ông Vladimir Medinsky dẫn đầu phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán ở Istanbul.

Ông nói rằng, tại đây, Ukraine “đã bỏ lỡ cơ hội” chấm dứt xung đột và cứu “hàng trăm nghìn sinh mạng” binh lính của mình.

Nói với các hãng thông tấn Nga, ông Medinsky cho biết, “trong số những yêu cầu không thể thương lượng của chúng tôi là việc công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa Donbass”.

Ông nói thêm rằng Moscow cũng có một danh sách dài các yêu cầu nhân đạo liên quan đến bảo vệ người dân nói tiếng Nga ở Donbass.

Ông Medinsky nhấn mạnh “Nga chưa bao giờ đặt mục tiêu chinh phục Ukraine” và mục tiêu chính của hoạt động quân sự của nước này là bảo vệ thường dân nói tiếng Nga. Tuy nhiên, theo lời khuyên của phương Tây, “ông Zelensky đã chọn chiến tranh”.

Trưởng phái đoàn Ukraine David Arakhamia tại cuộc đàm phán ở Istanbul trước đó đã xác nhận những suy đoán lan truyền từ lâu rằng cuộc xung đột có thể kết thúc chỉ sau 2 tháng, nếu Kiev chấp nhận yêu cầu trung lập của Moscow.

“Đây là vấn đề chính đối với họ: Họ sẵn sàng kết thúc chiến tranh nếu chúng tôi chấp nhận trung lập, giống như Phần Lan từng làm. Chúng tôi phải cam kết sẽ không gia nhập NATO” – ông Arakhamia nói với đài truyền hình Ukraine 1+1 hôm 24/11.

Ông Arakhamia, lãnh đạo đảng “Đầy tớ của Nhân dân” của Tổng thống Zelensky trong quốc hội Ukraine, trước đó cũng xác nhận thông tin truyền thông rằng vào thời điểm đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã yêu cầu chính phủ Ukraine tiếp tục chiến đấu.

Người Crimea bỏ phiếu gia nhập Nga tháng 3/2014, ngay sau cuộc đảo chính ở Kiev. Chính phủ mới của Ukraine sau đó đã gửi quân đội đến dập tắt bất đồng chính kiến ​​ở Donetsk và Lugansk, nơi đã tuyên bố độc lập.

Sau khi 2 nỗ lực của Ukraine nhằm đè bẹp các nước cộng hòa Donbass bằng vũ lực thất bại, Pháp và Đức đã đàm phán đình chiến ở Minsk.

Tuy nhiên, tháng 12 năm ngoái, lãnh đạo 2 nước này thừa nhận tiến trình Minsk thực chất đã được lợi dụng để câu giờ, giúp Kiev xây dựng lại quân đội và kinh tế với sự giúp đỡ của NATO.

Nga đưa quân vào Ukraine tháng 2/2022 với lý do Kiev liên tục vi phạm hiệp định hòa bình Minsk và tiếp tục pháo kích vào Donbass. Trong các cuộc đàm phán sau đó, ông Arakhamia đã ký một tài liệu dài 18 trang do ông Medinsky trình bày.

Tuy nhiên, Ukraine nhanh chóng từ bỏ nó sau chuyến thăm của Thủ tướng Anh Johnson khi đó và trông cậy vào phương Tây cung cấp vũ khí, đạn dược, tài chính cho mình.

Tháng 9 năm 2022, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cũng như các khu vực của Vùng Kherson và Zaporozhye dưới sự kiểm soát của Nga, đã bỏ phiếu gia nhập Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý mà Ukraina và những người ủng hộ phương Tây của nước này tố cáo là “giả tạo” và bất hợp pháp.

Kể từ đó, Moscow nói rằng Kiev cần phải công nhận “thực tế lãnh thổ mới” này là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình mới nào.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.