Theo ghi nhận, vũ khí này được sử dụng theo hướng Kurakhiv trong đội hình của Lữ đoàn pháo binh số 238 thuộc Quân đội Nga.
Khẩu pháo 122 mm này có nguồn gốc từ Triều Tiên, đặc điểm nhận diện là phần bánh xe giống hệt trên khẩu D-74 từng xuất hiện khi ông Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội.
Được biết quân Nga đã học lại cách sử dụng pháo D-74 122 mm từ pháo 152 mm 2A65 Msta-B. Lực lượng này đang sử dụng đạn tương tự loại OF-472 do Triều Tiên chế tạo theo nguyên mẫu của Liên xô.
Các bức ảnh cho thấy rõ màu xanh lam đặc trưng, cũng như đai dẫn hướng không sơn và độ dày ở tâm, đặc trưng của đạn pháo từ Triều Tiên.
Như trường hợp của pháo M-46 130 mm, lý do đưa loại pháo nòng dài này trở lại sử dụng là do nguồn cung cấp loại đạn hiếm không còn được sản xuất ở Nga.
Một số lượng nhỏ pháo D-74 được sản xuất từ thời Liên Xô. Chủ yếu, chúng được chế tạo cho nhu cầu của các nước đồng minh (kể cả ở ngay tại địa phương) theo giấy phép.
Trong giai đoạn từ những năm 1960 đến 1970, gần như toàn bộ pháo D-74 đã được rút khỏi kho vũ khí của Liên Xô để gửi sang Trung Đông và châu Á.
Ở châu Âu, những khẩu pháo này được sử dụng ở một mức độ hạn chế tại các nước thuộc Hiệp ước Warsaw, bao gồm Hungary, Ba Lan, Bulgaria và Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây. Tuy nhiên toàn bộ chúng đã ngừng hoạt động.
Trong khi đó pháo D-74 hiện vẫn được Quân đội Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc và Algeria sử dụng.