Không ngừng nỗ lực để vượt qua chính mình
Nhật Bản luôn có các hệ thống hoạt động hàng đầu thế giới trong OECD PISA. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) là cuộc khảo sát do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện 3 năm một lần để đánh giá về hệ thống giáo dục trên toàn thế giới thông qua việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi.
Nhật Bản cam kết mạnh mẽ về giáo dục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong giai đoạn sau chiến tranh và nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao, đây là một trong những nhân tố chính trong lĩnh vực sản xuất công nghệ vượt trội, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đến thập niên 1980, Nhật Bản có thể tuyên bố rằng, họ đã bắt kịp các quốc gia công nghiệp tiên tiến nhất, cả về kinh tế lẫn hệ thống giáo dục. Vào thời điểm Luật Giáo dục cơ bản được sửa đổi năm 2006, nhiều điều đã thay đổi kể từ khi Luật được thông qua vào năm 1947. Tuổi thọ của nam giới đã tăng từ 50 lên 79 và đối với phụ nữ từ 54 đến 85 tuổi. Tỷ lệ đi học trung học đã tăng từ 43% đến 98%. Đi học đại học đã tăng từ 10% đến 49%.
Bắt kịp với phần còn lại của thế giới và mô phỏng người khác dễ hơn là vạch ra một tương lai mới. Có những lo ngại đang diễn ra ở Nhật Bản về sự mất mát trong các tiêu chuẩn đạo đức và động lực học sinh giảm sút. Vì vậy, trong khi các chuyên gia phương Tây đến thăm Nhật Bản để học hỏi từ thành công trong giáo dục, nhiều người Nhật lo lắng rằng thành tích học tập cao có thể không còn tác động đến thành công trong kinh doanh và trong cuộc sống. Người Nhật băn khoăn: Tác giả đoạt giải thưởng Nobel ở đâu? Ai là những người có các loại ý tưởng đột phá có thể tạo ra một Microsoft hoặc Apple mới, hoặc thậm chí là một Sony hay Nikon mới, hoặc phát triển toàn bộ các ngành công nghiệp mới để khai thác sự sáng chói của Nhật Bản trong chế tạo robot?
Có thể nói, chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong giáo dục là niềm tin “bất di bất dịch”, rằng tất cả trẻ em đều có thể đạt được những gì chúng mơ ước. Nhiều quốc gia “ghen tị” với Nhật Bản về các tiêu chuẩn học tập rõ ràng và đầy tham vọng của họ. Giáo dục Nhật Bản có những hệ thống phân phối mạch lạc, qua đó đạt được các mục tiêu họ đề ra, nhờ vào hệ thống giảng dạy và thực hành chất lượng cao. Phương pháp tiếp cận kiến thức của học sinh Nhật cũng rất đáng để học hỏi.
Nền giáo dục hoàn hảo cũng có những trăn trở
Những thách thức đối với giáo dục Nhật Bản hiện nay là gì? Đầu tiên phải kể đến sự suy giảm nhanh chóng về dân số, đặc biệt là trẻ em độ tuổi đến trường. Đây là nguyên nhân khiến hệ thống giáo dục Nhật Bản mở rộng cánh cửa đầu vào, từ đó khiến nỗ lực của mỗi cá nhân bị suy giảm. Do đó, Nhật Bản sẽ cần xem xét các cấu trúc khuyến khích thay thế để duy trì tinh thần vươn lên của học sinh và toàn xã hội. Ngoài ra, khi các cá nhân thay đổi công việc thường xuyên, hiệu suất nơi làm việc sẽ ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của họ.
Số liệu PISA cho thấy, Nhật Bản đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy HSSV quan tâm và tham gia vào việc học, đây là một lĩnh vực mà Nhật Bản vẫn thua xa các hệ thống giáo dục tiên tiến khác trên thế giới. Cải cách chương trình giảng dạy sẽ là trọng tâm nếu Nhật Bản muốn thực hiện tham vọng tiếp cận tri thức dựa trên năng lực. Họ cho rằng, đây mới là cách làm phù hợp với những hệ thống giáo dục hiệu quả nhất thế giới.
Một thách thức khác là chất lượng giảng dạy. Kinh nghiệm với khóa học tích hợp tại Nhật Bản cho thấy, thành công sẽ không chỉ phụ thuộc vào những đổi mới ngoại khóa, mà còn phụ thuộc vào việc giáo viên được đào tạo để vận dụng chúng tốt như thế nào. Vì thế các yêu cầu đặt ra đối với giáo viên Nhật Bản ngày càng tăng. Giáo viên được yêu cầu trang bị cho HSSV những năng lực cần thiết để trở thành công dân và người lao động tích cực trong thế kỷ 21. Họ được yêu cầu cá nhân hóa trải nghiệm học tập để đảm bảo rằng mọi sinh viên đều có cơ hội thành công và đối phó với sự đa dạng ngày càng lớn trong lớp học cũng như sự khác biệt trong cách học. Nhìn chung, giáo viên cần theo kịp sự đổi mới trong chương trình giảng dạy, tài nguyên sư phạm và kỹ thuật số.
Trong những thập kỷ gần đây, Nhật Bản có xu hướng ưu tiên giảm quy mô lớp học so với đầu tư vào chất lượng giáo viên. Hiệu suất chính là những gì diễn ra trong lớp học và chỉ những cải cách được thực hiện trong lớp học mới có thể mang đến thành công. Do đó, sự tham gia của giáo viên trong việc phát triển và thực hiện cải cách giáo dục là rất quan trọng. Cải cách trường học sẽ không hiệu quả trừ khi nó được hỗ trợ từ dưới lên.
Suy cho cùng, Nhật Bản vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thành mục tiêu giáo dục. Trong nhiều thập kỷ tới, mục tiêu của đất nước này là xây dựng một hệ thống giáo dục hiện đại, tăng cường năng lực thực sự cho mỗi cá nhân trong cuộc sống, chứ không chỉ nhìn vào năng lực trên giấy (bằng cấp). Từ việc giáo dục các giá trị tình huống hướng tới các giá trị bền vững; từ việc cạnh tranh trong thi cử để tăng cường các kỹ năng xã hội và sự gắn kết xã hội; từ giáo dục đến phục vụ quốc gia hướng tới giáo dục quyền công dân trong cộng đồng địa phương, xã hội Nhật Bản và thế giới mà chúng ta đang sống sẽ trở nên rộng lớn hơn.