Triển lãm sáng tạo cho cộng đồng ở trường đại học

GD&TĐ - Hơn 100 thiết kế của các chuyên gia, doanh nghiệp và giảng viên từ các trường đại học của 19 quốc gia được triển lãm tại Trường Đại học Văn Lang.

Khách tham quan trao đổi tại triển lãm "Thiết kế sáng tạo cho cộng đồng: Nâng cao hình ảnh thương hiệu địa phương". Ảnh: Trà My
Khách tham quan trao đổi tại triển lãm "Thiết kế sáng tạo cho cộng đồng: Nâng cao hình ảnh thương hiệu địa phương". Ảnh: Trà My

Ngày 15/1, Trường Đại học Văn Lang phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa và Thiết kế sản phẩm Hàn Quốc (KIDC) tổ chức triển lãm quốc tế tại Việt Nam với chủ đề "Thiết kế sáng tạo cho cộng đồng: Nâng cao hình ảnh thương hiệu địa phương".

Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia nổi tiếng trong ngành thiết kế như: GS Kim Gok Mi - Chủ tịch Hiệp hội KICD; GS Sun Byoung il - Giáo sư cao cấp phụ trách chuyên môn thiết kế của Hiệp hội KICD; GS Jang Hun Jong - Trưởng khoa Thiết kế Đại học Sunmoon, Hoạ sĩ Nguyễn Trung Tín - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - chi nhánh phía Nam,...

Ngoài ra, triển lãm còn có các giảng viên, đại diện các trường đại học, doanh nghiệp thiết kế từ 19 quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Mexico, Iran, Ấn Độ, Ba Lan, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Thụy Sĩ, Ai Cập, Hungary, Đức, Indonesia,...

Các đại biểu là chuyên gia, giảng viên, đại diện doanh nghiệp trong ngành thiết kế tham dự triển lãm. Ảnh: Trà My.

Các đại biểu là chuyên gia, giảng viên, đại diện doanh nghiệp trong ngành thiết kế tham dự triển lãm. Ảnh: Trà My.

Với hơn 100 sản phẩm thiết kế đồ họa, thiết kế tương tác, thiết kế sản phẩm, thiết kế thời trang, thiết kế cộng đồng và dịch vụ, triển lãm thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thiết kế toàn cầu.

Nổi bật nhất trong số này là các sản phẩm thiết kế phục vụ cộng đồng thể hiện bản sắc thương hiệu của các quốc gia.

Triển lãm cũng trưng bày các đề tài nghiên cứu về thiết kế, áp dụng lý thuyết và tư duy thiết kế vào nghiên cứu, giúp người học giải quyết các vấn đề thiết kế phức tạp và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Các sản phẩm thiết kế được giới thiệu tại triển lãm. Ảnh: Trà My

Các sản phẩm thiết kế được giới thiệu tại triển lãm. Ảnh: Trà My

Trong khuôn khổ sự kiện này, diễn ra hội thảo khoa học xoay quanh giá trị học thuật, văn hóa, nghệ thuật về thiết kế.

Các chuyên gia từ Hàn Quốc và Việt Nam đã chia sẻ các tham luận về chủ đề phát triển bền vững trong thiết kế và bảo tồn giá trị văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá.

GS Jang Changsik - Khoa Thiết kế Trực quan (Đại học Daegu) trình bày tham luận “Chiến lược tăng trưởng ngành công nghiệp tiêu dùng địa phương”, tập trung vào các nền tảng giá trị văn hoá tại địa phương để phát triển bền vững.

GS. Lee Jun Oh (Đại học Nghệ thuật Truyền thông Hàn Quốc) khẳng định tầm quan trọng của sáng tạo trong việc định hình tương lai với tham luận “Sức mạnh của ý tưởng trong việc thay đổi Thế giới”; GS Byoung - il Sun (Đại học NamSeoul, Chủ tịch - nhà sáng lập Triển lãm Nghệ thuật Poster Quốc tế BIBB) mang đến chương trình tham luận “Ngôn ngữ đồ họa: Hình ảnh - thông điệp và kể chuyện”.

Hai đại diện của Trường Đại học Văn Lang cũng có những tham luận đáng chú ý, gồm ThS Man Thị Hồng Thiện (Khoa Mỹ thuật & Thiết kế ) với bài “Một số suy nghĩ về mục tiêu phát triển trong nghệ thuật ứng dụng”; TS Nguyễn Đắc Thái (Phó Trưởng Khoa Mỹ thuật thiết kế) đề xuất “Sự kết hợp thiết kế dịch vụ và thiết kế bền vững để phát triển bền vững lâu dài”.

Hội thảo khoa học trong khuôn khổ sự kiện triển lãm. Ảnh: Trà My

Hội thảo khoa học trong khuôn khổ sự kiện triển lãm. Ảnh: Trà My

Các chuyên gia cũng mang đến những góc nhìn mới mẻ về việc đào tạo ngành Thiết kế trong trường đại học.

Với định hướng đào tạo thiết kế ứng dụng theo xu hướng phát triển, Trường Đại học Văn Lang đã đưa các chuyên đề khai thác vốn cổ dân tộc, thiết kế cộng đồng vào chương trình đào tạo trong nhiều năm qua.

Sự kết hợp đồng thời giữa sáng tạo với bản sắc văn hoá cội nguồn đã giúp sinh viên Khoa Mỹ thuật và Thiết kế của nhà trường để lại dấu ấn, đạt được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.