Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên RMIT Việt Nam tại bigger!

GD&TĐ -Triển lãm sáng tạo thường niên của Đại học RMIT Việt Nam bigger! (trưng bày các tác phẩm của sinh viên Khoa Truyền thông và Thiết kế) đang diễn ra đầy sống động và thu hút sự chú ý của hàng ngàn sinh viên tại TPHCM

Một sinh viên đang trải nghiệm tác phẩm về ứng dụng công nghệ thực tế ảo
Một sinh viên đang trải nghiệm tác phẩm về ứng dụng công nghệ thực tế ảo

Với hơn 420 sản phẩm sáng tạo được trưng bày trong những không gian triển lãm hình hộp độc đáo được chia thành năm mảng gồm; Thiết kế, Thời trang, Phim ảnh, Truyền thông và Kiến trúc mang đến cho người xem nhiều ý tưởng.

Một số tác phẩm tiêu biểu tại triển lãm có thể kể đến như: ứng dụng điện thoại Pitbox; tàu đánh cá ứng dụng công nghệ Thực tế ảo VR, dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) và các bộ sưu tập thời trang ứng dụng phá cách kết hợp giữa hiện đại và cổ điển.

Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Tiến sĩ Rick Bennett cho biết khoa đang không ngừng thay đổi, trưởng thành và phát triển. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của sinh viên cũng dần thay đổi, ngày càng mang tính Thực nghiệm hơn, Theo chuẩn mực đạo đức hơn, và hơn hết, Khác biệt hơn.

Triển lãm sáng tạo trong không gian hình hộp độc đáo
Triển lãm sáng tạo trong không gian hình hộp độc đáo

Giáo sư Rick cũng nhấn mạnh vào trách nhiệm mặt xã hội và môi trường mà trường cần thể hiện với cộng đồng.Ông nói: “Điều quan trọng là với đội ngũ sinh viên và cán bộ giảng viên nổi trội, khoa đã và đang đóng góp đáng kể về mặt sáng tạo cho xã hội Việt Nam nói chung.

Mục tiêu của trường không chỉ đào tạo ra những lãnh đạo tương lai cho đất nước, mà qua các dự án sinh viên, chúng tôi còn nỗ lực tập trung hơn vào trách nhiệm xã hội và môi trường. Khoa sẽ sớm đạt thành mục tiêu này thông qua chuỗi các dự án ‘Sáng tạo liên kết cộng đồng’ nhằm hỗ trợ nhiều địa phương tại Việt Nam”.

Triền lãm bigger! mở cửa tự do tại Đại học RMIT Việt Nam, cơ sở Nam Sài Gòn đến hết ngày 12/11/2017

và sẽ được tổ chức tại cơ sở Hà Nội từ ngày 20 đến 26/11/2017.

Một sinh viên đang trải nghiệm tác phẩm ứng dụng trên điện thoại Pitbox
Một sinh viên đang trải nghiệm tác phẩm ứng dụng trên điện thoại Pitbox

Những nét chính của một số dự án tiêu biểu:

1.     dự án ứng dụng điện thoại Pitbox

Pitbox là ứng dụng trên điện thoại cho phép người điều khiển phương tiên giao thông (bao gồm xe hơi, xe mô tô và xe gắn máy) kết nối với các dịch vụ sửa chữa xe khi gặp các vấn đề cần bảo trì hoặc sửa chữa. 

Thông qua ứng dụng, người dùng có thể lựa chọn dịch vụ sửa chữa (dựa trên đánh giá của người dùng), theo dõi tiến trình sửa chữa, số tiền cần thanh toán, phương thức thanh toán tiền mặt hay bằng thẻ tín dụng, thời gian lấy xe. 

Dựa trên định vị từ ứng dụng của người dùng, nhân viên sẽ đến tận nơi mang phương tiện của khách hang đi sửa chữa và mang trả lại tận tay người dùng khi dịch vụ đã hoàn tất. Và cùng nhiều tiện ích khác một cách thuận tiện nhất. 

Sinh viên ngành Cử nhân Thiết kế (Truyền thông số) Trần Quốc Trung lên ý tưởng và thiết kế ứng dụng demo sau khi tìm hiểu và nghiên cứu thị trường các phương tiên tham gia giao thông tại TP Hồ Chí Minh.

Trung chia sẻ: " Theo thống kê của Sở GTVT TP. HCM, thành phố đang quản lý gần 8 triệu ôtô và xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640 nghìn ôtô), nên việc phát triển ứng dụng Pitbox sẽ giúp giải quyết rất lớn cả cầu và cung trước xu hướng số hóa ngày càng phát triển trên thế giới và ngay tại Việt Nam".

Sau khi tốt nghiệp trong tháng 11 này, Trung sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển ứng dụng tại hai thành phố chính TP HCM và Hà Nội vì đây là 2 thị trường có lượng phương tiện giao thông tham gia lớn nhất.

2.     dự án về tàu đánh cá ứng dụng công nghệ Thực tế ảo VR

Tham gia một chuyến đi trên một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam chỉ là một kinh nghiệm cho một số ít người. Ứng dụng thực tế ảo này cho phép người tham gia khám phá, tương tác với các vật thể và hình dung cuộc sống của ngư dân qua các thói quen hàng ngày.

Các tác phẩm về thực hiện phim ảnh
Các tác phẩm về thực hiện phim ảnh

3.     Dự án về dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Đây là dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Qua chiến dịch truyền thông, sinh viên RMIT Việt Nam muốn lan tỏa thông điệp: Văn Miếu là nơi có thể tìm hiểu về lịch sử văn hoá, về cách các bậc tiền nhân dùi mài kinh sử như thế nào chứ không đơn thuần là nơi để cầu may.

Vì là dự án nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ nên nhóm chú trọng sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dùng hình thức truyền tải dễ tiếp cận và qua các kênh phổ biến như mạng xã hội, Youtube, website và đặc biệt là video ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Nhóm đã đề xuất mỗi tuần đăng một mẩu truyện về các danh nhân khoa bảng được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.