Triển lãm ‘Sắc màu phố quê’ góp phần gây quỹ xây trường vùng cao

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Họa sĩ Lê Tiến Vượng sẽ trích 20% giá trị sưu tầm đóng góp của triển lãm ‘Sắc màu phố quê’ gây quỹ xây trường cho trẻ em vùng cao.

Sau khi rời quân ngũ, Lê Tiến Vượng trở về học và tốt nghiệp khoa Đồ họa - Đại học Mỹ thuật công nghiệp năm 1990.

Ông được biết đến từ lâu trong mảng nghệ thuật đồ họa gắn liền với báo Thiếu niên Tiền phong suốt mấy chục năm. Cùng thời gian này, ông vẽ hàng nghìn minh họa, rất nhiều truyện tranh cho các nhà xuất bản và cho các tờ báo.

Triển lãm ‘Sắc màu phố quê’ góp phần gây quỹ xây trường vùng cao ảnh 1

Hàng chục tác phẩm của ông từng đoạt giải nhất logo của tỉnh thành, cơ quan. Ông luôn giải mã, rút tỉa được cái đặc trưng của vùng đất, con người, truyền thống và ngành nghề... rồi cô đọng thành logo qua duyên vẽ của mình.

Thiết kế logo cần lý trí nhưng Lê Tiến Vượng lại coi logo như một bài thơ: “Logo như một bài thơ/họa sĩ thao thức trong mơ mà thành”.

Triển lãm ‘Sắc màu phố quê’ góp phần gây quỹ xây trường vùng cao ảnh 2

Theo nhạc sĩ - họa sĩ Nguyễn Lê Tâm, Đồ họa chiếm nhiều thời gian của Lê Tiến Vượng nên mảng hội họa giá vẽ không được liền mạch. Gần đây, ông thực sự quay trở lại với hội họa và miệt mài trong xưởng vẽ của mình.

Trong tháng 3/2023, triển lãm “Sắc màu phố quê” của Lê Tiến Vượng mở cửa như đánh dấu sự trở lại nhiều thú vị không kém mảng thiết kế Đồ họa.

Triển lãm ‘Sắc màu phố quê’ góp phần gây quỹ xây trường vùng cao ảnh 3

Hơn 40 năm trước, có một chú bộ đội Lê Tiến Vượng say mê vẽ đề tài người lính và phong cảnh rừng cọ, đồi chè Thái Nguyên (nơi ông đóng quân). Họa sĩ vẽ chủ yếu bằng bột màu trên giấy báo, vừa là tận dụng báo cũ vừa có cái hay là mảng chữ in báo ẩn hiện sau lớp màu có hiệu ứng “xốp” chứ không nhẵn lì như giấy.

Triển lãm ‘Sắc màu phố quê’ góp phần gây quỹ xây trường vùng cao ảnh 4

Thời bao cấp, sơn dầu khan hiếm nên ông tự chế sơn dầu bằng bột màu nghiền với dầu thông, pha bằng dầu lanh. Toan thì tận dụng các bìa giấy ép đã qua sử dụng. Đây là giai đoạn hội họa có những bước đi đầu tiên, nhưng cũng là thời kỳ đầu giúp tác giả thoát nghèo.

Triển lãm ‘Sắc màu phố quê’ góp phần gây quỹ xây trường vùng cao ảnh 5

Tác giả sẽ trích 20% giá trị sưu tầm đóng góp gây quỹ xây trường cho trẻ em vùng cao.

Gần đây, Lê Tiến Vượng có những tìm tòi ở chất liệu, ông thích vẽ đồng hiện ở nhiều tầng không gian khác nhau.

Họa sĩ không quan tâm tới trường phái tân kỳ nhiều lý sự, bởi theo ông tranh phải để thưởng thức. Hầu hết các tác phẩm lần này là những bức tranh về phố, về quê về những sắc màu dân dã.

Tại triển lãm “Sắc màu phố quê” có cái mới là sự trở lại của một Lê Tiến Vượng hội họa, sự tham gia của bạn bè cả âm nhạc và thi ca.

Triển lãm “Sắc màu phố quê” diễn ra đến hết ngày 15/3 tại Tầng 3 - Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

NGƯT Nguyễn Thanh Hà - Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long trao quà kỷ niệm cho học sinh lớp 9 trước ngày ra trường.

Xúc cảm hình ảnh trò tri ân thầy cô

GD&TĐ - Trước giờ chia tay mái trường, học sinh lớp 9 trường THCS Thăng Long (Hà Nội) tri ân thầy cô và lưu lại hình ảnh học trò với bao kỷ niệm đẹp.
Cuộc thi vẽ tranh 'Những sắc màu cuộc sống' được tổ chức thường niên từ năm 2022. Ảnh: Bình Thanh

Sắc màu cuộc sống từ con mắt trẻ thơ

GD&TĐ - Cuộc thi vẽ tranh 'Những sắc màu cuộc sống' vừa được Alfred Nobel School phối hợp với Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa Việt Nam tổ chức.
Nghi thức đốt hạc giấy tại chùa Daisho-in.Origami vì hòa bình ở Hiroshima 2.

Origami vì hòa bình ở Hiroshima

GD&TĐ - Theo một truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản, người nào gấp được một nghìn hạc giấy Origami thì điều ước của họ sẽ thành hiện thực.