Triển khai dạy Tài liệu Giáo dục địa phương phù hợp hoàn cảnh nhà trường

GD&TĐ - Để đưa vào giảng dạy Tài liệu Giáo dục địa phương, ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp có bước chuẩn bị từ khâu tập huấn, sử dụng và dạy thực nghiệm.

Tiết dạy thực nghiệm Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 chủ đề Món ngon Đồng Tháp.
Tiết dạy thực nghiệm Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 chủ đề Món ngon Đồng Tháp.

Chú trọng quá trình biên soạn, thẩm định

Chuẩn bị nội dung giáo dục địa phương Chương trình GDPT mới, ngành Giáo dục Đồng Tháp tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện kế hoạch biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Tài liệu được xây dựng, biên soạn, thẩm định bởi các chuyên gia, nhà khoa học trong, ngoài tỉnh, một số nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

Sở GD&ĐT đã liên hệ với các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực quản lý. Phòng GD&ĐT, các cơ quan chuyên môn địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch theo địa bàn. Theo Sở GD&ĐT, ban biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tập trung biên soạn những kiến thức gắn với vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường... trong tỉnh, phù hợp với từng cấp học.

Học sinh được học nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giảng dạy các môn học (đối với cấp tiểu học); giáo dục phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh đối với cấp THCS, THPT. Trong quá trình giảng dạy, từ Tài liệu Giáo dục địa phương được biên soạn, giáo viên có các tư liệu chính xác, phù hợp, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy theo hướng tích hợp, chủ động, sáng tạo, sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nhằm giúp giáo viên sử dụng Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 3 hiệu quả, đồng thời xây dựng kế hoạch bài dạy, vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và các môn học, Sở GD&ĐT Đồng Tháp chú trọng tổ chức tập huấn sử dụng Tài liệu Giáo dục địa phương.

Thông qua tập huấn, cán bộ quản lý, giáo viên được tìm hiểu, trao đổi tổng quan về Tài liệu Giáo dục địa phương, đặc biệt là cơ sở pháp lý và thực tiễn biên soạn tài liệu; định hướng biên soạn, cấu trúc tài liệu; nguồn tài liệu mở phục vụ công tác biên soạn và giảng dạy; các phương pháp giảng dạy và những lưu ý cần thiết trong quá trình giảng dạy...

Tham gia tập huấn, cán bộ quản lý, giáo viên chia nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch bài dạy, tìm địa chỉ tích hợp các nội dung giáo dục địa phương vào hoạt động trải nghiệm và các môn học lớp 1, lớp 2, lớp 3. Đồng thời, các nhóm được trình bày, chia sẻ với báo cáo viên các nội dung về cách xây dựng kế hoạch bài dạy; phương pháp, hình thức tổ chức, nguồn tài liệu, ngữ liệu giảng dạy, tích hợp nội dung Tài liệu Giáo dục địa phương...

Trao đổi, thảo luận xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp các nội dung giáo dục địa phương vào hoạt động trải nghiệm, các môn học lớp 1, lớp 2, lớp 3 tỉnh Đồng Tháp.

Trao đổi, thảo luận xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp các nội dung giáo dục địa phương vào hoạt động trải nghiệm, các môn học lớp 1, lớp 2, lớp 3 tỉnh Đồng Tháp.

Áp dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện nhà trường

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp, Sở yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tham gia tập huấn, nắm vững các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về tăng cường giáo dục địa phương cấp tiểu học. Sau những nội dung trao đổi, thảo luận, thống nhất tại lớp tập huấn, các Phòng GD&ĐT khẩn trương tổ chức tập huấn triển khai để thực hiện hiệu quả tại địa phương.

Cán bộ quản lí, giáo viên xây dựng kế hoạch triển khai Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2 và lớp 3 tại đơn vị hiệu quả, thiết thực và đúng qui định… Đồng thời, các đơn vị có tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau tập huấn, sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện.

Theo chia sẻ của cán bộ quản lý, giáo viên, nội dung giáo dục địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong Chương trình GDPT 2018. Nội dung được trao đổi, chia sẻ tại các lớp tập huấn giúp nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện với hình thức linh hoạt, phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.

Đặc biệt việc thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh theo từng khối lớp đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học và hoạt động giáo dục theo qui định, không gây áp lực, quá tải cho học sinh khi thực hiện, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Chương trình GDPT 2018.

Trước đó, việc thực nghiệm Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1, 2, 3 cũng được tỉnh Đồng Tháp thực hiện nghiêm túc. Đây là giải pháp nhằm thẩm định tính khoa học, tính thực tiễn của nội dung Tài liệu Giáo dục địa phương; tính vừa sức đối với học sinh lớp 1, 2, 3 và đồng thời để có cơ sở thực tiễn, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức qua việc dạy thực nghiệm để hoàn chỉnh tài liệu và đưa vào giảng dạy.

Thông qua thực nghiệm Tài liệu Giáo dục địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên được nghe trình bày đề cương, nội dung tài liệu và xem 3 tiết dạy thực nghiệm. Qua đó, trao đổi về sự phù hợp của nội dung, ngữ liệu, cũng như hình thức trình bày; cách tiếp cận tài liệu và từ đó đề xuất hướng điều chỉnh bản thảo Tài liệu Giáo dục địa phương phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn địa phương tỉnh Đồng Tháp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh cùng với táo hoặc chuối vì điều này có thể ức chế sự nảy mầm. (Ảnh: ITN)

Có nên ăn khoai tây mọc mầm?

GD&TĐ - Khoai tây mọc mầm có ăn được không là thắc mắc của nhiều người, chuyên gia sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.