Theo đó, các trường tiểu học sẽ áp dụng phương pháp này vào chương trình Mĩ thuật hiện hành từ đầu học kỳ 2 năm học 2014 - 2015.
Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho toàn bộ các trường có dạy môn Mĩ thuật, toàn bộ giáo viên Mĩ thuật trên địa bàn quận, huyện;
Xây dựng các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ kinh nghiệm;
Theo dõi việc áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật Đan Mạch vào chương trình Mĩ thuật hiện hành từ đầu học kỳ 2 năm học 2014 - 2015.
Với với các trường tiểu học, chỉ đạo giáo viên Mỹ thuật xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp mới.
Giáo viên dạy Mĩ thuật cần nghiên cứu nội dung, chương trình Mĩ thuật hiện hành, sắp xếp các bài học theo chủ đề và xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch.
Bám sát nguyên tắc dạy học Mĩ thuật theo Phương pháp dạy của Đan Mạch, cụ thể: Nắm chắc và dạy học theo đúng quy trình của từng phương pháp;
Dạy học theo phương pháp mở (kết thúc bài học này là mở ra một bài học mới); tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa học sinh;
Phát triển các năng lực của trẻ (Toán học, Âm nhạc, Vận động, Ngôn ngữ...) trong quá trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch;
Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực, phục vụ cho học tập và cuộc sống;
Vận dụng Phương pháp dạy học Mĩ thuật của Đan Mạch vào các phân môn cụ thể trong chương trình Mĩ thuật hiện hành:
Vẽ theo mẫu - sử dụng phương pháp Vẽ biểu đạt; Vẽ trang trí - sử dụng phương pháp Vẽ theo nhạc; Vẽ tranh - sử dụng phương pháp Vẽ cùng nhau, xé dán; Tạo dáng - sử dụng phương pháp tạo hình từ phế liệu; Xé dán - sử dụng phương pháp xé dán và xây dựng cốt truyện; tích hợp thường thức Mĩ thuật vào các chủ đề dạy học.
Giáo viên có thể chia mỗi chủ đề thành nhiều tiết để tương ứng với các bài trong chương trình Mĩ thuật hiện hành. .
Họa phẩm và vật liệu phục vụ cho phương pháp dạy Mĩ thuật Đan Mạch, Sở yêu cầu tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng học tập sẵn có, sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫn học sinh sưu tầm các chất liệu sẵn có ở địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật.