Triển khai Chương trình mới tại Hải Phòng: Vừa thực hiện vừa khắc phục khó khăn

GD&TĐ - Còn nhiều khó khăn về đội ngũ, cơ sở vật chất cho chương trình SGK mới nhưng cùng với các địa phương khác trong cả nước, ngành Giáo dục Hải Phòng đang nỗ lực từng bước vượt khó.

Dù ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng ngành Giáo dục TP Hải Phòng luôn nỗ lực khắc phục để đảm bảo chất lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
Dù ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng ngành Giáo dục TP Hải Phòng luôn nỗ lực khắc phục để đảm bảo chất lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

Học sinh đáp ứng tốt chương trình

Trường Tiểu học Minh Đức, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên có hơn 1.000 học sinh. Theo cô Nguyễn Thị Thanh Tùng- Phó Hiệu trưởng nhà trường, ngay từ đầu năm học, trường xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể với từng đối tượng học sinh trong các giờ học chính khoá. Với học sinh lớp 1, lớp 2, ảnh hưởng của dịch bệnh, các em phải học online trong 7 tuần từ 6/12 đến 24/1.

Nhà trường bố trí 3 buổi học trực tuyến cho các em, còn lại giáo viên giao bài hướng dẫn phụ huynh cho con làm thêm ở nhà. Sau đó, các cô kiểm tra qua zalo.

Khi học sinh học trực tiếp, các cô đã tận dụng thời gian vàng để dạy học những kiến thức cơ bản. Các môn học Mĩ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm vẫn được giảng dạy theo chủ đề trong quá trình học trực tuyến.

Khi học trò quay lại trường học trực tiếp, ngoài việc ổn định nền nếp, các cô giáo rà soát và củng cố kiến thức cho học sinh. Qua nắm bắt, với học sinh lớp 1, lớp 2, các em nắm kiến thức chắc chắn và đáp  ứng tốt với chương trình.

Thuận lợi của trường là có đội ngũ giáo viên trẻ nên các cô luôn cố gắng khắc phục khó khăn, ham học hỏi, trau dồi chuyên môn; công tác thông tin, phối hợp với nhà trường, phụ huynh rất tốt. Kết quả giáo dục của nhà trường ổn định, đặc biệt với học sinh đầu cấp là có sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh rất nhiều, cô Tùng chia sẻ.

Các nhà trường phấn đấu đảm bảo những kiến thức cốt lõi, cơ bản cho học sinh theo chương trình mới.
Các nhà trường phấn đấu đảm bảo những kiến thức cốt lõi, cơ bản cho học sinh theo chương trình mới.

Thầy giáo Đỗ Anh Dũng- Hiệu trưởng Trường THCS Kênh Giang, xã Kênh Giang, huyện Thuỷ Nguyên cho hay, nhà trường đã chuẩn bị kỹ lưỡng chương trình SGK mới. Qua nắm bắt tình hình dịch bệnh, giáo viên các bộ môn chủ động xây dựng chương trình và đẩy nhanh kiến thức cốt lõi, tập trung hỗ trợ và bồi dưỡng học sinh giỏi. Lớp nào an toàn dịch bệnh thì nhà trường tận dụng không gian cho học trực tiếp. Đảm bảo tiến độ chương trình phối hợp cả trực tiếp và trực  tuyến.

Các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên họp bàn để xác định kiến thức cốt lõi trọng tâm cho học sinh và thống nhất nội dung lên lớp cho phù hợp.

Thầy Dũng chia sẻ, việc xác định kiến thức cốt lõi không có nghĩa là bỏ kiến thức mà trọng tâm lại kiến thức cần. Chẳng hạn những phần ôn tập hay mở rộng thầy cô có thể dạy sau. Kiến thức lớp 6 thực hiện chương trình mới được giảng dạy đồng bộ ở các môn.

Với những môn Hoạt động hướng nghiệp, Trải nghiệm, Giáo dục địa phương các thầy cô dạy theo chủ đề và thích hợp với học online vì có nhiều hình ảnh, tư liệu thu hút sự chú ý của học sinh. Thầy cô hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu bài học qua mạng cũng thuận lợi.

Để chủ động cho việc thay SGK lớp 7, ngay từ năm học trước, với những bộ môn khuyết thiếu giáo viên, nhà trường yêu cầu thầy cô trong tổ nhóm tự học. Có những thầy cô chủ động đăng kí học trên Hà Nội những phân môn phụ trách. Trường cũng đã đăng kí với phòng giáo dục về những môn còn thiếu.

Hiện tại, với những môn liên môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Trường THCS Kênh Giang đang thực hiện phân công những giáo viên đúng chuyên môn dạy từng phân môn, sau đó cùng nhau trao đổi đánh giá học sinh.

Các nhà trường tích cực phối hợp cùng phụ huynh trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đường truyền đáp ứng chương trình mới.
Các nhà trường tích cực phối hợp cùng phụ huynh trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đường truyền đáp ứng chương trình mới.

Vừa thực hiện, vừa khắc phục

Cô Nguyễn Thị Hương- Hiệu trưởng Trường THCS Cát Bà, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải cho biết, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là chương trình GDPT 2018 lớp 6 năm học 2021-2022 và lớp 7 năm học 2022-2023.

Trường có CSVC khang trang, được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, cấp kinh phí để bổ sung trang thiết bị học tập cho học sinh kịp thời trong từng năm học. Nhà trường kịp thời bổ sung thiết bị dạy học cần thiết để đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình mới như: ti vi, hệ thống mạng wifi.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường có năng lực chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm tốt; tâm huyết với nghề, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học 100% GV dạy lớp 6 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình SGK, phương pháp dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giáo viên được phân công giảng dạy lớp lớp 6 năm học 2021-2022 có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, năng động,

Bên cạnh đó là sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh trong các hoạt động giáo dục học sinh cũng như việc phối kết hợp thực hiện chương trình lớp 6.

Cũng như các đơn vị khác, Trường THCS Cát Bà gặp khó khăn trong sắp xếp chuyên môn với bộ môn tích hợp Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Hoạt động trải nghiệm. Có thầy cô phải dạy chéo môn, do mỗi giáo viên chỉ được đào tạo 1 môn. Trường không có giáo viên dạy Ngoại ngữ 2 (môn tự chọn) nên không thực hiện được.

Tình hình dịch diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm học, tận dụng khi học sinh đi học trực tiếp nhà trường đã đẩy nhanh tiến độ học hơn 6 buổi/ tuần. Vì vậy không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng học tập của học sinh.

Học sinh Trường THCS Cát Bà trong giờ học.
Học sinh Trường THCS Cát Bà trong giờ học.

Nhà trường, tiếp tục ưu tiên lựa chọn giáo viên có kỹ năng tốt về tin học, có khả năng ứng dụng CNTT, nhạy bén, dễ tiếp thu các phương pháp dạy học mới để đảm nhiệm giảng dạy lớp 7

Thầy cô được bồi dưỡng thông qua tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để tiếp cận những phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Trường tiếp tục rà soát các trang thiết bị hiện có, đối chiếu với chương trình mới để tiếp tục sử dụng sao cho phù hợp với chương trình đồng thời có kế hạch bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học. 

 Nhà trường đề xuất với Sở GD&ĐT kịp thời cấp phát một số thiết bị dạy học lớp 7 phục vụ cho chương trình GDPT 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.