Triển khai Chương trình mới: Đổi mới quản trị trường học phải đi trước

GD&TĐ - Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới đòi hỏi công tác quản trị tại các cơ sở giáo dục cũng phải đổi mới, thậm chí còn phải đi trước một bước.

Công tác quản trị trường học góp phần đồng bộ hóa triển khai Chương trình GD phổ thông mới. Ảnh minh họa
Công tác quản trị trường học góp phần đồng bộ hóa triển khai Chương trình GD phổ thông mới. Ảnh minh họa

Người đứng đầu phải thay đổi nhận thức

Tại khai mạc tập huấn và chuyển giao tài liệu mô-đun 5 về quản trị chất lượng giáo dục trường phổ thông, ông Đỗ Đức Quế, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đã nhấn mạnh đến yêu cầu thay đổi quản lí, quản trị gắn liền với những đổi mới của CT GDPT 2018. Đơn cử, CT GDPT 2018 có những môn học, hoạt động giáo dục mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng đổi mới; nên cách triển khai đòi hỏi thay đổi tư duy của nhà quản lí, cách quản lí, quản trị. Việc quản lí, quản trị đội ngũ, phân công GV, sắp xếp thời khóa biểu, nhất là khi triển khai các môn học mới, cũng cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu của CT. Quản lí, quản trị về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn học liệu ra sao để bảo đảm hiệu quả cũng là nội dung quan trọng cần lưu ý.

Triển khai đổi mới CT GDPT, thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Nghệ An) cho rằng, trước hết bản thân CBQL, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở giáo dục phải thay đổi về nhận thức, tư duy. Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm quản lý, người đứng đầu nhà trường phải đi trước đội ngũ trong nhận thức về tầm quan trọng của công cuộc đổi mới. Trong đó, chú ý đến tiếp cận CT GDPT 2018, nhất là những điểm mới.

Cần dân chủ hóa mạnh mẽ hơn nữa công tác quản trị nhà trường; tạo môi trường dân chủ thực sự. Làm sao mọi cán bộ quản lí, GV, nhân viên nhà trường đều có tiếng nói và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình. Muốn vậy, người quản lí, đặc biệt người đứng đầu phải biết lắng nghe, thậm chí phải chấp nhận sự khác biệt, biết cách thức tổ chức điều hành.

Phải giảm bớt sự áp đặt, trên cơ sở là các cấp quản lí cần tăng cường thêm tự chủ cho nhà trường; đồng thời bản thân nhà quản lí ở cơ sở giáo dục cũng cần tăng cường tính tự chủ và chủ động cho đội ngũ nhà giáo. Nếu đội ngũ nhà giáo không chủ động, không dám chủ động thì chắc chắn dẫn đến cách làm đối phó, thiếu đi tính hiệu quả.

Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương cho rằng, các hiệu trưởng phải xây dựng được môi trường văn hóa trong nhà trường rất đồng bộ. Ứng xử giữa HS với HS, giữa phụ huynh với nhà trường, giữa GV với HS, giữa GV với GV, giữa cán bộ quản lí với GV… phải đưa được vào thể chế, quy định nội bộ nhà trường thật bài bản, cụ thể; tạo môi trường văn hóa nhà trường đẹp, thực hiện được và tạo được đồng thuận từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó, cần giảm bớt áp lực thành tích. 

Tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Đổi mới quản trị đồng bộ

Về đổi mới quản trị, ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang cũng nhấn mạnh việc khi chuyển từ CT GDPT 2006 sang thực hiện CT GDPT 2018, mục tiêu thay đổi thì nội dung, phương pháp quản trị nhà trường phải thay đổi. Quan điểm chỉ đạo chung là phải linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, HS trong dạy và học; lấy hiệu quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng của HS là ưu tiên hàng đầu.

Đi cụ thể vào thực hiện CT, bố trí GV, quản trị cơ sở vật chất, ông Khanh cho biết, đối với bậc trung học, An Giang hướng dẫn, khuyến khích các trường xây dựng một kế hoạch giáo dục chung cho cả 2 CT, định hướng thực hiện CT hiện hành theo hướng tiếp cận CT GDPT 2018. Việc bố trí GV cơ bản bảo đảm đủ, đúng chuyên môn, phân công GV dạy liên trường để cân đối nơi thừa, nơi thiếu.

Hiệu trưởng các trường nghiên cứu nắm chắc CT mới để dự báo nhu cầu GV, nhất là đối với các môn mới, báo cáo Phòng/Sở GD&ĐT kịp thời điều động, luân chuyển, hoặc trình UBND tỉnh bổ sung biên chế thực hiện tuyển dụng. Tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của trường, nhưng hướng đến không nhất thiết bố trí mọi hoạt động giáo dục trong khuôn viên trường. Mở rộng ra ngoài khuôn viên trường như bảo tàng, di tích lịch sử tại địa phương để dạy học, đồng thời tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, khám phá, từ đó bổ sung thêm kiến thức, vốn hiểu biết xã hội.

Chia sẻ với vất vả của hiệu trưởng trường tiểu học, THCS khi phải đồng thời quản trị 2 CT (CT GDPT 2006, CT GDPT 2018), GS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, việc Bộ GD&ĐT đưa vào bồi dưỡng mô-đun về quản trị nhà trường là cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung này, ngay từ năm 2019, Nghệ An đã tổ chức bồi dưỡng cho hơn 1.000 hiệu trưởng trường phổ thông về quản trị nhà trường, để sẵn sàng triển khai CT GDPT mới từ năm học 2020 - 2021. Đầu tiên là bồi dưỡng cho đội ngũ về ý thức, trách nhiệm, sự hi sinh tận tụy; sau đó mới đến năng lực lãnh đạo quản lí và quản trị nhà trường.

Cho biết, về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục, Bộ GD&ĐT đã triển khai thành chuyên đề rất bài bản, GS Thái Văn Thành cũng nhấn mạnh đến quản trị chất lượng giáo dục, quản trị nhân sự. Quản trị nhân sự chính là việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ GV trong nhà trường để phát huy năng lực, sở trường từng người. Cùng với đó là quản trị về tài chính, cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm. Nội dung này đã có cơ quan quản lí cấp trên, chính quyền địa phương hỗ trợ; cần vai trò của Bộ GD&ĐT tham mưu Chính phủ, chỉ đạo địa phương để bảo đảm các điều kiện, các thiết bị dạy học tối thiểu như Bộ quy định cho thực hiện CT mới.

CT GDPT 2018 đưa ra 5 phẩm chất, 10 năng lực cốt lõi. Từ đó, GS.TS Thái Văn Thành cho rằng, nhà trường phải điều chỉnh lại hệ thống năng lực cốt lõi theo CT mới; từ đó chiến lược phát triển nhà trường cũng phải điều chỉnh. Hiệu trưởng phải có năng lực phát triển CT và quản lí phát triển CT. Triển khai CT mới, nếu không nắm được phát triển CT môn học, phát triển CT nhà trường thì rất khó trong quản trị. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.