Theo đó, chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể: phấn đấu 100% các trường lồng ghép kiến thức về an toàn nước vào chương trình dạy học thể dục chính khóa.
Phấn đấu 70% các trường tiểu học và trung học cơ sở triển khai chương trình Phổ cập bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh.
Phấn đấu 60% số lượng học sinh trên tổng số học sinh của các trường tham gia chương trình phổ cập bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình.
Phấn đấu 100% các trường có giáo viên phụ trách chương trình Phổ cập bơi an toàn và phòng chống đuối nước được tập huấn, trang bị kiến thức bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh.
Nâng cao tỉ lệ phối hợp khai thác các công trình hồ bơi của ngành GD-ĐT và ngành văn hóa, thể thao.
Các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Triển khai thống nhất khung chương trình phổ cập bơi an toàn và phòng chống đuối nước dành cho học sinh các bậc học, cụ thể gồm: chương trình Bơi cơ bản 12 giáo án (bơi được 25m bơi tự do và chân ngửa);
Chương trình Bơi an toàn 24 giáo án (bơi được 25m tự do, 25m ngửa, 25m ếch, 25m ngửa sinh tồn và đứng nước trong 30 giây) và kiến thức an toàn nước.
Tổ chức tập huấn triển khai khung chương trình cho đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên của 2 ngành; Phối hợp với nhà trường và gia đình trong việc tổ chức phổ cập bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh;
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức như lồng ghép cho các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chủ nhiệm, hội thi, bảng tin, tờ rơi ….
Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí cân đối của đơn vị và nguồn kinh phí xã hội hóa.